Thứ hai 25/11/2024 10:56

Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã tổ chức ngày trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tại xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín) về luật đất đai và luật hoà giải ở cơ sở.
Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí tại xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín.

Tạo điều kiện tối đa để người dân tiếp cận pháp luật

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý, nhận thức của người dân, cán bộ cơ quan nhà nước đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người yếu thế chưa tiếp cận được dịch vụ ưu việt này.

Nằm trong hoạt động thường niên và hướng tới ngày pháp luật Việt Nam, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã thực hiện buổi trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tại xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, trong đó tập trung vào tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn miễn phí về luật đất đai và luật hoà giải cơ sở.

Bà Nguyễn Thị Xanh (Chủ tịch UBND xã nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín cho biết) hiện có 6800 nhân khẩu trên địa bàn toàn xã. Trong đó, trình độ học vấn các người dân tới các buổi trợ giúp pháp lý miễn phí hầu hết đều là những người nông dân, người yếu thế, người cao tuổi…

“Tuy rằng phòng tư pháp huyện Thường Tín và công an xã Nghiêm Xuyên thường xuyên phối hợp thực hiện các buổi tuyên truyền về pháp luật nhưng có một số hạn chế còn tồn tại khi sự hiểu biết của người dân chưa được đồng bộ, nhiều người chưa hiểu biết sâu rộng nên vẫn có những khúc mắc vươt cấp. Do phần lớn bà con có điều kiện tiếp cận pháp luật hạn chế nên chúng tôi phải chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo nội dung chính xác nhưng dễ hiểu nhất. Trong các buổi tuyên truyền trợ giúp pháp lý, chúng tôi dành nhiều thời gian giải đáp thắc mắc với từng sự việc cụ thể, giúp bà con hiểu tường tận hơn các quy định của pháp luật” – chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên cho biết thêm.

Để hỗ trợ người dân tối đa trong việc tiếp cận pháp luật, hàng năm, UBND huyện Thường Tín thường xuyên mời trợ giúp pháp lý từ, trung tâm trợ giúp pháp lý TP Hà Nội, đoàn luật sư TP Hà Nội giúp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo người dân.

Tại các buổi trợ giúp pháp lý, các Luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội đã tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, luật hoà giải cơ sở Đồng thời, giải đáp các tình huống của người dân, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo…

Trên cơ sở thông tin được người dân trực tiếp cung cấp, các Luật sư đã giải đáp, cung cấp các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân và hướng dẫn họ lựa chon cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.

Ông Bùi Thành Công (Trưởng phòng Tư pháp huyện Thường Tín) thông tin, từ đầu năm 2021 tới nay, phòng tư pháp huyện phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý TP Hà Nội, tổ chức 7 buổi tuyên truyền trợ giúp pháp lý cho các xã và thị trấn trên địa bàn huyện.

“Việc trợ giúp pháp lý miễn phí có ý nghĩa rất lớn đối với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của huyện Thường Tín. Đặc biệt, các chương trình trợ giúp pháp lý cho các đối tượng người có công với cách mạng, người khuyết tật, người yếu thế, các thanh thiếu niên vi phạm pháp luật không có khả năng bào chữa cũng như tranh cãi tố tụng tại phiên toà cũng được hỗ trợ miễn phí, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” – Trưởng phòng Tư pháp huyện Thường Tín cho biết.

Điểm tựa của người yếu thế trong tiếp cận pháp luật

Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu pháp luật và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý của người dân, nhất là người nông dân, người cao tuổi, người yếu thế… ngày càng tăng; yêu cầu về chất lượng, tính chuyên nghiệp của công tác trợ giúp cũng ngày càng cao.

Ông Nguyễn Văn Thường (Phó trưởng thôn phụ trách cụm 3 xã Nghiêm Xuyên huyện Thường Tín) chia sẻ: “Đối với những người làm nông như chúng tôi, nhu cầu tiếp cận pháp luật về luật đất đai là rất cần thiết bởi các mâu thuẫn tranh chấp ở nông thôn chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai. Bản thân tôi cùng các gia đình trong thôn đang gặp phải vấn đề tranh chấp đất đai trong nội bộ thôn, tuy nhiên phương án giải quyết chưa đạt được do bị động hiểu biết về luật đất đai và luật hòa giải”.

Bà Lê Thị Phượng (thôn Liễu Viên xã Nghiêm Xuyên huyện Thường Tín) cho biết, thời gian qua, các cuộc trợ giúp pháp lý cho người dân trên địa bàn xã do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hà Nội, Phòng Tư pháp huyện Thường Tín phối hợp cùng doàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức rất bổ ích, tập trung các vấn đề người nghèo, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự, người khuyết tật, người cao tuổi… quan tâm.

Một số gia đình có băn khoăn về chính sách dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được các trợ giúp viên pháp lý tư vấn hướng giải quyết. “Gia đình tôi hiện có một số giấy tờ liên quan đến sở hữu đất đai tuy nhiên chưa nắm rõ được là có còn giá trị hay không. Sau khi được luật sư tư vấn thì tôi đã có hướng đi và bắt đầu xử lý từng khâu trong việc hoàn thiện thủ tục giấy tờ để xin cấp mới giấy chứng quyền sử dụng đất theo đúng trình tự và quy định của luật pháp”.

Phạm văn đàm (đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ, trợ giúp pháp lý là một trách nhiệm của các luật sư, đảm bảo trách nhiệm bắt buộc của nghề luật sư, quy định các luật sư có nghĩa vụ phải trợ giúp pháp lý miễn phí và cũng coi đó là đạo đức nghề nghiệp của nghề luật sư.

Trợ giúp pháp lý miễn phí giúp nhân dân đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp quy định trong hiến pháp và luật trợ giúp pháp lý, đảm bảo được sự công bằng và người dân tiếp cận với pháp luật, sự bình đẳng là chủ thể của người dân với các chủ thể khác. Ngoài trợ giúp pháp lý tại chỗ, các luật sư còn nhận bào chữa, bảo vệ miễn phí cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, trường hợp đặc biệt.

“Buổi trợ giúp pháp lý tại xã Nghiêm Xuyên quy tụ khoảng 30 luật sư ưu tú của đoàn Luật sư TP Hà Nội. Những hoạt động như thế này, trong suốt quá trình hành nghề luật sư, chúng tôi vẫn xác đây là định trách nhiệm của các tổ chức luật sư, của các luật sư đó là phải giúp cho đối tượng khó khăn, miễn phí cho đối tượng thuộc diện chính sách, các đối tượng là người yếu thế. Đây là trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp mà các luật sư luôn ý thức và trân trọng” – luật sư Phạm Văn Đàm chia sẻ.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi trợ giúp pháp lý cho người dân xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín

Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Các luật sư giải thích, giới thiệu, giải đáp thắc mắc của người dân về luật đất đai và hoà giải ở cơ sở.
Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Phần lớn người dân tham gia buổi trợ giúp pháp lý có nhu cầu tư vấn pháp luật về đất đai, tranh chấp mâu thuẫn liên quan đến đất đai tại nông thôn.
Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Qua buổi tuyên truyền, trợ giúp pháp lý, người dân có thêm hiểu biết kĩ hơn về luật đất đai, đặc biệt liên quan đến đền bù đất nông nghiệp.
Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Ông Nguyễn Văn Thường (Phó trưởng thôn phụ trách cụm 3 xã Nghiêm Xuyên huyện Thường Tín) cho biết, bản thân ông cùng các gia đình trong thôn đang gặp phải vấn đề tranh chấp đất đai trong nội bộ thôn, tuy nhiên do bị động hiểu biết về luật đất đai và luật hòa giải nên chưa có phương án giải quyết.
Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Người dân cũng được các luật sư tư vấn, hướng dẫn các thủ tục, quy trình về cấp mới chứng nhận sở hữu đất và quyền sở hữu, sử dụng đất đai.
Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Các đối tượng được ưu tiên tại buổi trợ giúp pháp lý là người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, người yếu thế
Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Đây là hoạt động thường niên của đoàn Luật sư TP Hà Nội nhằm hỗ trợ tối đa người dân trong việc tiếp cận pháp luật.
Trợ giúp pháp lý miễn phí: điểm tựa của người yếu thế
Trợ giúp pháp lý miễn phí được các luật sư luôn trân trọng và coi đó là trách nhiệm, đạo đức nghề đối với mỗi luật sư.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động