Trả hồ sơ vụ “siêu lừa” 430 tỷ đồng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác bị cáo tại tòa |
HĐXX nhận định, việc điều tra bổ sung để làm rõ bị hại trong vụ án, ông Đặng Nghĩa Toàn, có hay không dấu hiệu đồng phạm lừa đảo với bị cáo chính trong vụ án là Nguyễn Thị Hà Thành. Thực chất, quan hệ vay nợ của Thành và ông Toàn ra sao? Hồ sơ vụ án thời điểm hiện tại cũng chưa làm rõ được tổng số tiền lãi ông Toàn đã nhận từ Thành và số tiền lãi Thành đã nhận từ các ngân hàng là bao nhiêu, số tiền Thành còn nợ ông Toàn có đúng là 122 tỷ đồng.
Ngoài ra, HĐXX cũng yêu cầu CQĐT làm rõ hành vi của bị cáo Quản Trọng Đức, cựu GĐ Ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Hà Nội, để chứng minh có hay không dấu hiệu đồng phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Đức bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Thành khai, từ năm 2017, bắt đầu vay tiền của ông Đặng Nghĩa Toàn, ở Hà Nội, dưới hình thức đồng sở hữu...
Như PL&XH đã thông tin, từ năm 2016-2018, Nguyễn Thị Hà Thành làm nghề kinh doanh tự do nhưng thua lỗ nên nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của các cá nhân trong xã hội theo cách vay người sau trả cho người trước.
Thời gian đầu, Thành tạo được lòng tin đối với người cho vay và cán bộ ngân hàng khi trả nợ đúng hạn. Qua các quan hệ xã hội, Thành còn tìm được nhiều người đến ngân hàng gửi tiết kiệm số tiền lớn, sau đó lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên các "Hợp đồng tín dụng", vay các ngân hàng. Những ngân hàng này đều coi Thành là khách hàng "VIP".
Do không có hoạt động kinh doanh, chỉ vay tiền người sau trả người trước, nên từ ngày 5/6/2018 - 26/11/2018, Thành mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn. Từ đó, Thành nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối, nhằm chiếm đoạt tiền của 3 ngân hàng và các cá nhân khác. CQĐT kết luận, Thành đã gây ra 21 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số hơn 430 tỷ đồng của nhiều bị hại và các ngân hàng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại