Thứ hai 25/11/2024 07:44

Thông tin tiêu cực về biến chứng khi tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19 khiến người dân e ngại

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việt Nam sắp kết thúc chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay, kéo dài 1,5 năm. Hiện cả nước còn gần 11 triệu liều vắc-xin Covid-19 chưa phân bổ. Thông tin tiêu cực về tác dụng phụ, biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng đến tâm lý, e ngại của người dân không đồng ý tiêm mũi nhắc lại.
Thông tin tiêu cực về biến chứng khi tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19 khiến người dân e ngại
Cả nước còn 21,5 triệu liều, trong đó chủ yếu là vắc-xin Pfizer và Moderna (ảnh minh hoạ)

PGS-TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 253 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19. Hiện còn 2,3 triệu liều vắc-xin chưa tiếp nhận. Đây là vắc-xin của AstraZeneca tiếp nhận thêm do giảm giá hợp đồng mua với Cty Cổ phần vắc-xin Việt Nam (VNVC) đang trình Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến. Bộ Y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã ban hành 157 đợt quyết định phân bổ vắc-xin, quyết định gần nhất ngày 18/7.

Cả nước còn gần 11 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 chưa phân bổ (gồm hơn 7 triệu liều cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên và hơn 3,8 triệu liều cho trẻ 5-11 tuổi). Ngoài ra, tại tuyến khu vực còn tồn 5 triệu liều, tuyến tỉnh tồn 5,6 triệu liều. Như vậy, tổng cộng cả nước còn 21,5 triệu liều trong đó chủ yếu là vắc-xin Pfizer và Moderna. Có 2,35 triệu liều Vero Cell hạn dùng tháng 10/2023.

Theo PGS. Dương Thị Hồng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, việc triển khai tiêm mũi 3,4 theo kế hoạch hoàn thành trong tháng 6 nhưng đã kéo dài ra triển khai cho đến hết tháng 8. "Chúng tôi mong muốn các địa phương nỗ lực triển khai tiêm mũi 3,4 trong tháng 8, 9 để sử dụng hết, hiệu quả số vắc-xincòn lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục phân bổ số vắc-xin còn lại”.

Tuy nhiên, hiện mới có 47/63 tỉnh thành gửi đề xuất đăng ký nhu cầu vắc-xin trong thời gian tới. Số lượng vắc-xin đề xuất cho người từ 12 tuổi trở lên là 10,8 triệu liều, cho trẻ 5-11 là gần 3,4 triệu liều. Các địa phương cần cân đối với số vắc-xin tồn ở tuyến tỉnh, khu vực. Thời gian tới cần quản lý vắc-xin chặt chẽ, phối hợp tốt hơn để phân bổ vắc-xin phù hợp. Đồng thời, các đơn vị cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tiêm cho nhóm 5-11 tuổi.

PGS. Dương Thị Hồng cho biết, công tác tiêm chủng hiện gặp nhiều khó khăn. Người dân có sự chủ quan trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp. Nhiều đối tượng đã mắc Covid-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc-xin tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết. Bên cạnh đó, thông tin tiêu cực về tác dụng phụ, biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng đến tâm lý, e ngại của người dân không đồng ý tiêm mũi nhắc lại.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kết quả tiêm đến ngày 20/7 ở nhóm từ 18 tuổi trở lên:

- Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 47.322.604 mũi tiêm (70,8%), trong ngày có 34 tỉnh triển khai với 75.144 người được tiêm:

Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 thấp gồm: Quảng Nam (45,8%); Bình Thuận (49,4%); Đồng Nai (45,5%); Cần Thơ (51,2%); Đồng Tháp (50,8%).

Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 cao gồm: Thanh Hóa (95,1%); Bắc Giang (96,6%); Bến Tre (95,2%).

- Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 7.459.556 mũi tiêm (42,2%), trong ngày có 37 tỉnh triển khai với 207.364 người được tiêm.

Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 thấp: Bắc Cạn (8,2%); Nghệ An (9,8%); Quảng Bình (5,4%); Bình Định (6,7%); Đồng Tháp (8,8%).

Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 cao: Quảng Ninh (95,1%); Điện Biên (84,4%); Khánh Hòa (86,7%).

Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc: 2.080.105 trẻ (23,8%).

Tỉnh tiêm mũi nhắc thấp dưới 20% gồm: Hà Nội; Thái Bình; Nam Định; Hải Dương; Hưng Yên; Nghệ An; Hà Tĩnh; Tuyên Quang; Hà Giang; Điện Biên; Quảng Bình; Quảng Trị; Đà Nẵng; Quảng Nam; Phú Yên; Bình Thuận; TP Hồ Chí Minh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; Sóc Trăng; Đồng Tháp; Bình Dương.

Các tỉnh tiêm nhắc tốt: Bắc Giang (68,4%); Vĩnh Long (60,4%); Hậu Giang (60,0%).

Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 10.739.690, trong đó mũi 1: 7.300.135 trẻ (63,8%).

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (45,7%); Nghệ An (41,2%); Đà Nẵng (33,4%); Quảng Nam (33,0%); TP Hồ Chí Minh (42,7%).

Tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (99,4%); Sóc Trăng (92,0%); Bạc Liêu (98,8%).

Mũi 2: 3.439.555 trẻ (30,0%), trong đó tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (14,0%); Vĩnh Phúc (15,5%); Đà Nẵng (14,0%); Quảng Nam (9,0%); Khánh Hòa (13,8%). Tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (70,4%); Vĩnh Long (60,0%); Bạc Liêu (59,5%).

Ký cam kết chịu trách nhiệm khi không tiêm vắc-xin: Bộ Y tế nói gì?
Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 bao lâu thì miễn dịch suy giảm?
Nhóm trẻ tiêm vắc-xin Covid-19 mắc hội chứng MIS-C thấp hơn 15 lần
Nhiều người mất thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi đông người
Việt Nam xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi
Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động