Ký cam kết chịu trách nhiệm khi không tiêm vắc-xin: Bộ Y tế nói gì?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPGS-TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế chia sẻ thông tin tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế chiều 27/6 (ảnh Minh Quyết) |
Liên quan đến vấn đề này, PGS-TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế cho rằng: Quan điểm tiêm vắc-xin là yêu cầu phòng chống dịch, do đó mỗi người dân cần đi tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch, đúng liều. Việc thực hiện cam kết giữa 2 bên trong thực hiện trách nhiệm của mình thể hiện vai trò cao hơn nữa, khẳng định vắc-xin là chiến lược trong phòng chống dịch. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng đây là chiến lược trong giai đoạn mới. Vì thế, cam kết thể hiện trách nhiệm của các bên là cần thiết, đặc biệt vai trò của chính quyền, người dân trong phòng, chống dịch.
Còn PGS-TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Hiện nay Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chương trình tiêm chủng đã phân bổ kịp thời vắc-xin cho các địa phương. Chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng vắc-xin có hạn sử dụng ngắn trước để đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.
Với vắc-xin có hạn sử dụng 30/6, với nỗ lực triển khai của chính quyền các địa phương thì chúng tôi tin tưởng các tỉnh, thành sẽ hoàn thành cơ bản số lượng tiêm đến hạn 30/6, chưa nói đến việc tăng hạn.
Tuy nhiên PGS-TS. Dương Thị Hồng cũng bày tỏ những băn khoăn khi một số địa phương xảy ra tình trạng người dân xuất hiện tâm lý chủ quan, từ chối tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại nhiều địa phương.
Hiện có tình trạng nhiều người dân đã mắc Covid-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc-xin tiếp theo do nghĩ đã có miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết; nhiều người đã tiêm mũi bổ sung vắc-xin phòng Covid-19, cũng không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo (theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều tiêm bổ sung thuộc liều tiêm cơ bản và không phải là liều tiêm nhắc).
"Ở một số nơi, một số điểm tiêm chủng, lọ vắc-xin đã mở ra rồi nhưng người dân không đến tiêm hoặc khi cán bộ đến đưa giấy mời đi tiêm thì người dân đã từ chối không muốn tiêm", TS. Hồng chia sẻ.
Nhiều người vẫn chưa xác định được tầm quan trọng của tiêm vắc-xin phòng bệnh, chưa hình dung được đầy đủ thông tin về việc miễn dịch sau mắc Covid-19 là không bền vững và vẫn cần phải tiêm nhắc lại. Đây là điều thách thức rất lớn trong việc bao phủ các mũi tiêm để hướng tới cộng động có miễn dịch cao nhất.
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ nhấn mạnh: Tiêm mũi nhắc lại vắc-xin Covid-19 sẽ làm gia tăng nồng độ kháng thể bảo vệ, qua đó giúp cho cơ thể được bảo vệ trước nguy cơ mắc Covid-19, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm số ca tiến triển bệnh nặng và ca tử vong do Covid-19.
Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vắc-xin liều cơ bản và bị mắc Covid-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc vắc-xin phòng Covid-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2.
Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy: Những người từng mắc Covid-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.
Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc-xin phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại