Phổ biến Luật Cư trú cho đội ngũ báo cáo viên TP và các quận, huyện, thị xã
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội - Phạm Thị Thanh Hương phát biểu tại Hội nghị |
Tại Hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú năm 2020 là cần thiết nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân; góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới; thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú;
Đồng thời, đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý cư trú mà trọng tâm ở đây là xây dựng, quản lý cư trú qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… Dữ liệu đăng ký, quản lý cư trú hiện nay chủ yếu được lưu trữ thủ công; việc cấp, quản lý, sử dụng giấy tờ về đăng ký, quản lý cư trú tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân.
Do đó, cần quy định việc đăng ký, quản lý cư trú theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để vừa quản lý chặt chẽ dân cư, vừa góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cho công dân và từng bước thực hiện Chính phủ điện tử.
Đại tá Nguyễn Thị Quế Thu - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an đã truyền đạt những nội dung cơ bản của Luật Cư trú và các văn bản liên quan. |
Để tăng cường hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về Luật Cư trú, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn cho báo cáo viên pháp luật TP và báo cáo viên pháp luật các quận, huyện, thị xã nhằm phổ biến, quán triệt Luật Cư trú và các văn bản liên quan.
Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký, ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các cục tiêu cụ thể cùng với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
Kèm theo đó là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và danh mục 52 nhiệm vụ cụ thể thực hiện với phân công trách nhiệm và các mốc thời gian hoàn thành rất cụ thể để thực hiện Đề án.
Các báo cáo viên pháp luật TP và cấp quận, huyện, thị xã tiếp tục tuyên truyền, triển khai sâu rộng Luật Cư trú năm 2020 |
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Thanh Hương, ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ CCCD gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình chuyển đổi quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích:
Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Tại hội nghị, báo cáo viên Đại tá Nguyễn Thị Quế Thu - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an đã truyền đạt những nội dung cơ bản của Luật Cư trú và các văn bản liên quan.
Đại tá Nguyễn Thị Quế Thu đề nghị từ những kiến thức và tài liệu Hội nghị truyền đạt đến các đại biểu, các báo cáo viên pháp luật TP và cấp quận, huyện, thị xã tiếp tục tuyên truyền, triển khai sâu rộng Luật Cư trú năm 2020 và Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và Nhân dân trên địa bàn với nhiều hình thức phù hợp, thiết thực và hiệu quả.
Trước đó, Luật Cư trú năm 2020 được Quốc hội khoá XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 13/11/2020. Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021; gồm 7 chương, 38 điều, trong đó có 1 số nội dung mới, sửa đổi, bổ sung so với Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Kể từ ngày Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
Người dân cần nắm rõ 3 điểm mới trong luật cư trú 2020 có hiệu lực từ ngày 1-7 | |
Người dân không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền | |
Những bất cập khi người dân bị xóa đăng ký thường trú |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại