Chủ nhật 24/11/2024 16:02
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị

Kỳ cuối: Giao quyền gắn liền với giao trách nhiệm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Huy động nguồn vốn; chính sách giải phóng mặt bằng (GPMB) phù hợp theo từng địa phương, tạo sự công bằng; chỉ định thầu theo từng nội dung… là những giải pháp của nhiều bộ, ngành, chuyên gia kinh tế nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án (DA) đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội đã lên kế hoạch chủ động về nguồn vốn khoảng 23.524 tỷ đồng cho DA đường Vành đai 4								  Ảnh: G.B
Hà Nội đã lên kế hoạch chủ động về nguồn vốn khoảng 23.524 tỷ đồng cho DA đường Vành đai 4. Ảnh: G.B

Những khó khăn

Tại phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức mới đây, Ủy ban Kinh tế cho rằng, DA có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng, trong đó sử dụng 56.403 tỷ đồng vốn đầu tư công và 29.410 tỷ đồng vốn BOT. Do đó, hình thức đầu tư của DA phải là dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Quy mô GPMB của DA đường Vành đai 4 lên tới trên 1.340 héc-ta với số vốn khoảng 19.000 tỷ đồng. Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, ngân sách Nhà nước, các địa phương nơi có tuyến đường đi qua cũng cần phải cân đối, chuẩn bị ngân sách để phục vụ cho việc GPMB.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn: Vành đai 4-Vùng Thủ đô hình thức đầu tư là hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là mô hình đầu tư giữa Nhà nước và xã hội rất hiệu quả và hợp lý. Để triển khai DA quan trọng quốc gia của khu vực Vùng Thủ đô, hiện nay tổng mức đầu tư của DA rất lớn, chia thành 3 nhóm. Trong đó nhóm DA 1 là GPMB ứng với 3 địa phương 3 DA. Nhóm 2 là dự án đường đô thị song hành dưới thấp cho 3 địa phương 3 DA. Nhóm 3 là DA xã hội hóa (chỉ 1 DA) theo mô hình đối tác công tư (PPP) và hợp đồng BOT do nhà đầu tư đảm nhận.

Vốn đầu tư nhóm 1, 2 thì ngân sách Trung ương và địa phương đảm nhận. Nhóm DA 3 thì nhà đầu tư BOT đảm nhận với tổng mức đầu tư là 29.410 tỷ đồng, quy mô rất lớn. Chính phủ, dự kiến cân đối trên 28.000 tỷ đồng. Đối với 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh cũng phải cân đối trên 28.000 tỷ đồng, cơ cấu tương đương Trung ương.

Hà Nội đã lên kế hoạch chủ động về nguồn vốn, ngày 20/5/2022, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND về việc thống nhất chủ trương bố trí, cân đối vốn cho DA khoảng 23.524 tỷ đồng. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức đánh giá, khó khăn lớn nhất của DA trọng điểm quốc gia Vành đai 4-Vùng Thủ đô là công tác GPMB.

Giải pháp

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Mạnh Trường phân tích, việc GPMB không được phép chia nhiều lần vì các thời kỳ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng bất khả thi. Đây là bài học kinh nghiệm. Riêng Hà Nội phải có một phương án bồi thường tái định cư cho khoảng 14.647 hộ và tái định cư cho 2.203 hộ, điều đáng mừng là TP đã chủ động lên kế hoạch chuẩn bị 9 khu tái định cư quy mô khoảng 36,3 ha.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích, nút thắt lớn nhất trong khâu chậm GPMB là khoảng cách chênh lệch giữa giá đền bù do Nhà nước xác định và giá thị trường rất cao dẫn đến không nhận được sự đồng thuận của người dân. Bởi vậy, đối với DA Vành đai 4 cần khắc phục điều này. Cần gặp mặt cả 3 địa phương để thống nhất giá, tránh tình trạng giá chênh lệch quá lớn giữa Hà Nội với Hưng Yên và Bắc Ninh.

Đồng tình với quan điểm của TS Lê Đăng Doanh, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và môi trường đúc kết, lâu nay vẫn xảy ra những “lùng nhùng” trong các DA GPMB là do khâu định giá đất còn thiếu rõ ràng, minh bạch và người đứng đầu các địa phương còn mang nặng tư duy phát triển hạ tầng giao thông cần phải có sự đóng góp của mọi người. Do vậy, muốn đẩy nhanh tiến độ GPMB, theo ông Võ, trước hết chính quyền địa phương cần có sự đổi mới về tư duy phát triển theo hướng cần có những đền bù thỏa đáng cho những người bị thiệt hại do mất đất.

Ông Dương Bá Đức, Vụ Phó Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính nhìn nhận, GPMB là nút thắt cho tất cả các DA. Chính vì vậy, khi địa phương này sử dụng số vốn chưa được thực hiện thì cần chuyển cho chỗ khác, tránh tình trạng tắc nghẽn nguồn vốn, giải phóng nguồn vốn, đó là linh hoạt. Việc này rất cần thiết, nếu đạt được tính chủ động hiệu quả của DA sẽ rất cao.

Tại tọa đàm: “Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá” tổ chức đầu tháng 5/2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương đưa ra giải pháp, ngoài tách thành DA độc lập, thực hiện trước, cần thêm cơ chế cho phép chỉ định thầu một số nội dung. Cụ thể, hai hạng mục cần chỉ định thầu là di dời hạ tầng kỹ thuật tại khu vực cần giải phóng; tái định cư.

PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đưa ra giải pháp khác, muốn đẩy nhanh DA cần trao quyền cho địa phương. Lâu nay các đường vành đai theo nghĩa chiến lược quốc gia, sự tham gia của cấp địa phương rất ít. Có thể đó là lý do gây ra chậm. Chậm ở mọi bước, vừa lãng phí, vừa kém hiệu quả và quan trọng là làm chậm bước tiến của đất nước trong quá trình phát triển. Vì vậy giao cho địa phương các quyền thì tất cả các lợi ích và khó khăn vừa đề cập đều có thể tập trung xử lý được. Làm đường liên quan đến người dân, đến địa bàn, những việc này phải xử lý tại chỗ hàng ngày và liên quan đến những bức xúc của xã hội. Cần nhìn nhận rõ, giao quyền cho địa phương thực chất là giao trách nhiệm.

Phân tích về DA đường Vành đai 4, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng: Chân lý "đường thông" sẽ thể hiện ở 3 điểm chính. Thứ nhất, hành lang công nghiệp sẽ phát triển. Công nghiệp theo tinh thần mới là khu công nghiệp đẳng cấp cao. Thứ hai là vận tải và các tuyến logistic sẽ kết nối mạnh mẽ hơn, sôi động hơn. Mục đích là hình thành các đô thị và chuỗi đô thị đẳng cấp cao, hình thành nên không gian kết nối tốt, bảo đảm cuộc sống, theo đúng tiêu chuẩn bền vững. Thứ ba, trong tầm nhìn xa hơn nữa là nối các hành lang này với các sân bay thì có thể hình dùng sự kết nối bầu trời với thế giới.
Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô dài 111,2 km, điểm đầu nằm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối nằm trên cao tốc Nội Bài - Hạ Long (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Tuyến đường đi qua 3 tỉnh, TP, cụ thể: 7 quận, huyện của Hà Nội gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông; 4 huyện của Hưng Yên gồm Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm; qua địa phận tỉnh Bắc Ninh (huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và TP Bắc Ninh). Đường có quy mô 6 làn xe cao tốc; hệ thống đường song hành hai bên.
Kỳ 2: Hà Nội hướng tới Dự án bằng tâm thế chủ động
Kỳ 1: Sự đồng thuận từ Trung ương tới các địa phương
Khắc Hạnh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định

AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định

Ngày 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1.000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi thành phố Hà Nội năm 2024”. Đó là các cán bộ tiêu biểu có nhiều sáng kiến cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phục vụ, triển khai chính quyền điện tử.
Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3878/UBND-CATP ngày 21/11/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý giao thông

Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý giao thông

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1044/QĐ-TTg ngày 26/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực thi Luật Đường bộ một cách đồng bộ, hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất trên toàn địa bàn.
Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 69/2024/TT-BCA quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025; thay thế Thông tư số 26/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đang tham gia giao thông đã được báo chí phản ánh nhiều lần. Để ngăn chặn dứt điểm tình trạng trên, thời gian tới lực lượng chức năng đề xuất tăng chế tài xử lý, lắp thêm camera giám sát giao thông...
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mới, nền nhiệt giảm sâu

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mới, nền nhiệt giảm sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (24/11), một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo thời tiết 24/11: miền Bắc nắng nhẹ, trời mát; miền Trung mưa giảm dần

Dự báo thời tiết 24/11: miền Bắc nắng nhẹ, trời mát; miền Trung mưa giảm dần

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 24/11.
Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Lần đầu tiên người dân tự biết cách đo mức độ hấp thụ carbon từ các loài cây khác nhau trong rừng ngập mặn, tạo ra nền móng cơ bản mang tính khoa học để Cục Lâm nghiệp đưa ra hướng dẫn cách đo carbon trong rừng ngập mặn cho toàn quốc. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm đáng kể trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình dựa vào sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn tăng rõ rệt. Đây là những kết quả nổi bật được chia sẻ tại lễ tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” diễn ra tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Theo kế hoạch tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố các môn văn hóa lớp 9 bậc THCS năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định số môn thi là 7 môn.
Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội góp ý xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trả lời câu hỏi về việc “yêu cầu nhóm yếu học thêm” và có chính sách đáp ứng nhu cầu được học thêm của học sinh, phụ huynh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương của Bộ không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

Trong tuần lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, 55 tập thể lớp của trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã cùng nhau tạo nên những “Hộp tri ân” bày tỏ tấm lòng yêu thương, biết ơn dành cho các thầy, cô giáo.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động