Chủ nhật 24/11/2024 15:35
Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị

Kỳ 2: Hà Nội hướng tới Dự án bằng tâm thế chủ động

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự án (DA) đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội không chỉ trong phạm vi TP mà còn mang tầm cỡ quốc gia. Hà Nội hướng tới DA này bằng sự đồng thuận cao nhất từ Thành ủy, HĐND TP, UBND TP… tới đông đảo cử tri. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Hà Nội đã chứng minh vị thế của mình bằng nhiều hành động thiết thực, nhiều kịch bản cụ thể.
Việc đầu tư phát triển tuyến đường Vành đai 4 sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề phân luồng giao thông từ xa, tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh... 					 Ảnh: GB
Việc đầu tư phát triển tuyến đường Vành đai 4 sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề phân luồng giao thông từ xa, tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh... Ảnh: GB

Sự đồng thuận cao

Với một DA trọng điểm không chỉ trong phạm vi Thủ đô mà còn mang tầm quốc gia, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội hàng loạt Nghị quyết, hành động cụ thể liên tục được tiến hành đầy chủ động. Đến thời điểm này cho thấy sự tích cực của DA khi tạo được sự đồng thuận cao từ Thành ủy, HĐND TP, UBND TP… cùng đông đảo cử tri. Bắt đầu từ đầu năm 2021 cho đến thời điểm này, để được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí và tới đây là kỳ họp Quốc hội đang diễn ra thông qua, Hà Nội đã tận dụng tối đa khoảng thời gian quý báu để chứng minh vai trò chủ động của mình.

Gần đây nhất, ngày 20/5/2022, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND về việc thống nhất chủ trương bố trí, cân đối vốn cho DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, HĐND TP thống nhất chủ trương bố trí, cân đối vốn cho DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội từ nguồn vốn ngân sách TP.

Cụ thể: Cam kết nguồn vốn triển khai thực hiện DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được bố trí từ ngân sách TP khoảng 23.524 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn 2021 - 2025: 19.477 tỷ đồng; Giai đoạn 2026 - 2030: 4.047 tỷ đồng. Dự kiến bố trí vốn và giải ngân các năm trong giai đoạn 2021 - 2025 theo kế hoạch tiến độ triển khai của DA: Năm 2022, khoảng 100 tỷ đồng; Năm 2023, khoảng 8.397 tỷ đồng; Năm 2024, khoảng 5.955 tỷ đồng; Năm 2025, khoảng 5.025 tỷ đồng.

Trong trường hợp tổng mức đầu tư của DA thành phần tăng theo quyết định của cấp có thẩm quyền dẫn đến tăng phần nguồn vốn ngân sách địa phương, HĐND TP sẽ cân đối bố trí đủ vốn để thực hiện hoàn thành DA theo trách nhiệm của TP.

Trước đó, tháng 9/2021, DA đã được HĐND TP biểu quyết tại kỳ họp thứ 2, nhất trí về chủ trương đầu tư và bổ sung DA vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của TP. Còn tạ̣i kỳ họp thứ 3, diễn ra vào tháng 12/2021, HĐND TP tiếp tục đưa DA vào danh mục các công trình trọng điểm của TP để tập trung chỉ đạo, điều hành. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 4 –Vùng Thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Cũng trong năm này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ký ban hành Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP về chủ trương triển khai DA đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ TP thống nhất, biểu quyết 100% quyết nghị đồng ý về chủ trương triển khai DA đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; giao Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP và các cơ quan liên quan thực hiện chủ trương trên theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

DA Vành đai 4 mang đến vị thế, tiềm năng gì cho Hà Nội?

DA đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2011 với chiều dài toàn tuyến khoảng 98km, đi qua 14 huyện của 3 tỉnh: Hà Nội (56,5km), Hưng Yên (20,3km) và Bắc Ninh (21,2km). DA khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho TP, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường mà còn tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Việc đầu tư phát triển tuyến đường này sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề như: Phân luồng giao thông từ xa theo các hướng; tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh... Một lợi ích khác, DA còn có mục tiêu tạo tiền đề để các TP và các tỉnh phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế đô thị và nông thôn khu vực hai bên tuyến đường nói riêng và Vùng Thủ đô, tạo không gian phát triển quỹ đất, tạo nguồn lực đầu tư phát triển.

Điểm khác giữa đường Vành đai 3 hiện nay và đường Vành đài 4 trong tương lai ở chỗ khi làm quy hoạch đường Vành đai 4 thì làm luôn quy hoạch đường sắt, hai bên đường ngoài 120m mặt cắt ngang thì cắm mốc giới 200-300m để làm quy hoạch chi tiết 1/500, làm các quy hoạch phân khu để giữ đất.

Cách đây không lâu, phát biểu tại tọa đàm trực tuyến "Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: “Thủ đô Hà Nội hiện nay có 6 cao tốc hướng tâm đi vào xuyên tâm, đồng thời khu vực Vành đai 4 là trung tâm để kết nối phía Bắc, với cao tốc Bắc-Nam phía Đông, kết nối với Vành đai 3 TPHCM, cho phép chúng ta hướng tới chỉnh thể của hệ thống cao tốc. Vì vậy, không chỉ có Thủ đô Hà Nội mà cả Vùng Thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ được hưởng các khả năng phát triển mới. Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô rõ ràng là mở rộng không gian phát triển kinh tế-xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng…”.

Đối với Hà Nội, còn kết nối hai cảng hàng không quốc tế quan trọng là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và trong quy hoạch tổng thể của Thủ đô tới, sẽ hình thành sân bay quốc thế thứ hai ở phía Đông Nam Thủ đô. Đồng thời, phía Nam Thủ đô cũng kết nối với một phần rất quan trọng là cao tốc đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam kết nối với Vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội.

Không chỉ tạo được sự đồng thuận trong nội bộ, ở hoạt động đối ngoại, Hà Nội cũng tạo được vị thế chủ động. Điều này được thể hiện tại buổi làm việc của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội với Ban Cán sự đảng Bộ GTVT và Thường trực tỉnh ủy các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Giang vào thời điểm tháng 5/2021 để thống nhất về định hướng, quy hoạch, phương án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. Đại diện các địa phương nhất trí đề xuất TP Hà Nội làm đầu mối để triển khai thực hiện DA.
Kỳ 1: Sự đồng thuận từ Trung ương tới các địa phương
Khắc Hạnh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định

AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định

Ngày 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1.000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi thành phố Hà Nội năm 2024”. Đó là các cán bộ tiêu biểu có nhiều sáng kiến cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phục vụ, triển khai chính quyền điện tử.
Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3878/UBND-CATP ngày 21/11/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 69/2024/TT-BCA quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025; thay thế Thông tư số 26/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đang tham gia giao thông đã được báo chí phản ánh nhiều lần. Để ngăn chặn dứt điểm tình trạng trên, thời gian tới lực lượng chức năng đề xuất tăng chế tài xử lý, lắp thêm camera giám sát giao thông...
Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô 2024 phát huy được tác dụng trong thực tiễn.
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mới, nền nhiệt giảm sâu

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mới, nền nhiệt giảm sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (24/11), một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo thời tiết 24/11: miền Bắc nắng nhẹ, trời mát; miền Trung mưa giảm dần

Dự báo thời tiết 24/11: miền Bắc nắng nhẹ, trời mát; miền Trung mưa giảm dần

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 24/11.
Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Lần đầu tiên người dân tự biết cách đo mức độ hấp thụ carbon từ các loài cây khác nhau trong rừng ngập mặn, tạo ra nền móng cơ bản mang tính khoa học để Cục Lâm nghiệp đưa ra hướng dẫn cách đo carbon trong rừng ngập mặn cho toàn quốc. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm đáng kể trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình dựa vào sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn tăng rõ rệt. Đây là những kết quả nổi bật được chia sẻ tại lễ tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” diễn ra tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Theo kế hoạch tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố các môn văn hóa lớp 9 bậc THCS năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định số môn thi là 7 môn.
Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội góp ý xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trả lời câu hỏi về việc “yêu cầu nhóm yếu học thêm” và có chính sách đáp ứng nhu cầu được học thêm của học sinh, phụ huynh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương của Bộ không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

Trong tuần lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, 55 tập thể lớp của trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã cùng nhau tạo nên những “Hộp tri ân” bày tỏ tấm lòng yêu thương, biết ơn dành cho các thầy, cô giáo.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động