Xe con, xe tải, xe khách đua nhau lấn làn đường khẩn cấp trên vành đai III
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐể giải thích việc này cũng có nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân chủ quan đến nguyên nhân khách quan. Việc đi, dừng đỗ và vượt trong làn đường khẩn cấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chuyện ùn tắc nêu trên.
Với những người thường xuyên di chuyển trên tuyến đường vành đai III sẽ không thấy ngạc nhiên khi chứng kiến chuyện lấn làn hay dừng đỗ, trả khách trong làn đường khẩn cấp. Nhất là vào giờ cao điểm, khi mật độ phương tiện tăng lên, tình trạng ùn ứ xuất hiện thì hàng loạt xe bắt đầu nối đuôi nhau vượt phải, lấn qua làn dừng xe khẩn cấp, làm trình trạng ùn tắc giao thông trở lên nghiêm trọng.
Ngay cả khi tuyến đường thông thoáng, việc lấn làn vẫn diễn ra như một điều hiển nhiên. Bắt đầu từ điểm giao đầu đường Nguyễn Xiển, không khó để chứng kiến các xe lần lượt vượt phải, lấn làn đường khẩn cấp. Thôi thì đủ các loại xe, từ xe khách, xe tải và xe con, bất cứ khi nào có thể đều ngang nhiên luồn lách và vượt.
Nuối đuôi nhau đi vào làn khẩn cấp dù đường thông thoáng. Ảnh: Ngọc Dung |
Về vấn đề này, anh Nguyễn Bá Hồng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), người thường xuyên di chuyển trên tuyến đường này để đi làm, cho rằng: Nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một số lái xe khách và hành khách còn hạn chế. Trên đường cao tốc đã lắp đặt hệ thống camera nhưng chủ yếu để theo dõi, điều tiết giao thông, việc sử dụng hình ảnh để phạt nguội các chủ phương tiện vẫn rất hạn chế... Thiếu sự răn đe mạnh tay, thế nên tình trạng trên tái diễn vẫn thường xuyên và liên tục.
Xe khách ngang nhiên đè vạch mắt võng. Ảnh: Ngọc Dung |
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, làn dừng khẩn cấp là làn chuyên dụng dành cho xe cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát khi xảy ra tai nạn khẩn cấp, hoặc làn dành cho xe gặp sự cố trên đường. Vì vậy, các hành vi chạy ở làn dừng khẩn cấp hoặc lề đường cao tốc ngoài các trường hợp vừa nêu đều vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác, đặc biệt là phương tiện đang gặp sự cố.
“Tại Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định trường hợp người điều khiển xe ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô có hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng khẩn cấp sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu 200 nghìn đồng. Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1-3 tháng”, luật sư Thu cho biết.
Dưới đây là loạt ảnh phóng viên đã chụp các xe tình trạng vượt phải; lấn làn và đi trong làn khẩn cấp tại thời điểm 15h40 ngày 30-6-2020:
|
|
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại