Thứ bảy 25/01/2025 08:20

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Bán quyền được tổ chức các chuyến bay combo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Liên quan đến vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, ngày 3/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra Kết luận điều tra số 08/KLĐT-ANĐT-PS...
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Bán quyền được tổ chức các chuyến bay combo
CQCA chuyển hồ sơ vụ "chuyến bay giải cứu" đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 1) đề nghị truy tố 54 bị can trước pháp luật. Ảnh minh hoạ.

Chỉ có khoảng 20 nhóm doanh nghiệp thực sự là đơn vị triển khai các chuyến bay

Theo CQCA, số liệu thống kê có khoảng hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước nhưng thực tế chỉ có khoảng 20 nhóm doanh nghiệp thực sự là đơn vị triển khai các chuyến bay sau khi được duyệt. Số còn lại là doanh nghiệp cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép chuyến bay, sau đó bán quyền được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.

Để doanh nghiệp được tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước phải qua nhiều bước, nhiều công đoạn khác nhau theo trình tự thủ tục: Có văn bản chấp thuận của Văn phòng Chính phủ (VPCP), Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ; có văn bản chấp thuận chủ trương cách ly y tế của UBND các tỉnh, TP.

Trong thời gian đó, doanh nghiệp còn song song ký hợp đồng và đặt cọc tiền thuê tài bay với hãng hàng không, ký hợp đồng và đặt cọc tiền thuê khách sạn. Do vậy, nếu được VPCP, Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ và địa phương chấp thuận chuyến bay và chủ trương cách ly y tế theo dự kiến thì doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại lớn về tài chính.

Tại thời điểm đó, cũng vì dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không có nguồn thu, không có việc làm khác, trong khi họ vẫn phải chi phí tiền thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên. Vì vậy, khi bị yêu cầu hoặc bị gây khó dễ để được phê duyệt, tổ chức chuyến bay, các đối tượng đại diện doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau trực tiếp hoặc qua trung gian đưa tiền số lượng lớn cho những người có nhiệm vụ, quyền hạn.

Ngoài ra, nhiều đối tượng lợi dụng việc doanh nghiệp xin tổ chức các chuyến bay combo từ các cơ quan có thẩm quyền để trung gian thực hiện hành vi môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm thu lợi bất chính.

CQCA làm rõ, Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc Cty Nhật Minh đã liên hệ, đặt vấn đề và đưa hối lộ 5,29 tỷ đồng đồng và 185.500 USD (tương đương hơn 4,4 tỷ đồng) cho 8 cá nhân có thẩm quyền để xin cấp phép các chuyến bay.

Bị can Nghĩa khai, đưa cho bị can: Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, 40.000 USD; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, 20.000 USD; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự 40.500 USD; Lê Tuấn Anh, cựu Chánh văn phòng Cục Lãnh sự, 15.000 USD; Lưu Tuấn Dũng, cựu Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, 10.000 USD; Phạm Trung Kiên, cựu chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế, 1,8 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, hơn 3 tỷ đồng; Vũ Hồng Nam, cựu cán bộ Bộ Ngoại giao, 60.000 USD, 450 triệu đồng.

Như vậy, Nghĩa đã đưa hối lộ tổng cộng gần 9,7 tỷ đồng. Ngoài ra, Nghĩa còn đưa tiền cho một số cá nhân khác, CQCA sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý ở giai đoạn sau của vụ án.

"Chạy" để được thực hiện chuyến bay combo

Tại Cty Bluesky, CQCA kết luận, bị can Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc đã trực tiếp hoặc thông qua mối quan hệ cá nhân đặt vấn đề, đưa hối lộ cho các cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn để được phê duyệt, hỗ trợ tổ chức chuyến bay; phê duyệt chủ trương cách ly y tế, cấp phép vượt số lượng khách. Do cùng góp vốn để kinh doanh, điều hành hoạt động của Cty Blueskty nên Sơn và Hằng đã cùng bàn bạc, thống mức tiền chi, cùng kết nối, đưa tiền cho các cán bộ có thẩm quyền.

Hằng là người quản lý chính tài chính của Cty Bluesk nên đa phần Hằng là người thực hiện hành vi đưa tiền. Theo đó, quá trình xin 109 chuyến bay, xin chủ trương cách ly y tế, Sơn và Hằng đã chi phí tổng cộng hơn 38,5 tỷ đồng cho các cán bộ có thẩm quyền, đó là các bị can: Nguyễn Tiến Thân, cựu chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ; Tô Anh Dũng, Nguyễn Thị Hương Lan, Đỗ Hoàng Tùng, Lê Tuấn Anh, Lưu Tuấn Dũng, Nguyễn Hồng Hà, cựu cán bộ Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, Vũ Anh Tuấn, Vũ Hồng Quang, cựu Phó trưởng Phòng Vận tải hàng không, Cục hàng không Việt Nam; Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Tại Cty Minh Ngọc, Cty Vitrato, bị can Vũ Thị Hồng, Giám đốc Cty Minh Ngọc, Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Cty Vitrato, CQCA kết luận, tháng 6/2021, bị can Võ Thị Hồng trao đổi, thoả thuận và đưa hơn 3,3 tỷ đồng cho Bùi Huy Hoàng, cựu chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để đưa hối lộ cho các cá nhân có thẩm quyền thuộc Tổ công tác 5 bộ, địa phương để được cấp phép, thực hiện 2 chuyến bay combo.

Khi Bùi Huy Hoàng không giúp bị can Hồng xin cấp phép các chuyến bay tiếp theo, tháng 9/2021, Hồng tiếp tục liên hệ, thoả thuận và được với Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Cty Vitrato đồng ý liên hệ các cá nhân có thẩm quyền để xin cấp phép thực hiện các chuyến bay combo đưa công dân về nước của Cty Minh Ngọc, Cty Sora. Sau đó, bị can Tuấn đã nhận hơn 7,4 tỷ đồng từ Hồng và thông qua các mối quan hệ đưa số tiền này cho Nguyễn Thị Hương Lan, Lê Tuấn Anh, Lưu Tuấn Dũng, Vũ Anh Tuấn, Phạm Trung Kiên.

Nằm trong nhóm doanh nghiệp, Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Cty An Bình, thông qua các mối quan hệ, liên hệ, đặt vấn đề và đưa hối hộ cho 7 cá nhân có thẩm quyền để xin cấp phép 66 chuyến bay cho nhóm Cty An Bình và 5 Cty liên kết xin cho lao động về nước.

Các bị can: Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Cty Hoàng Long Luxurry; Vũ Thuỳ Dương, Giám đốc Cty Lữ hành Việt và Hoàng Anh Kiếm, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, môi giới trung gian. Cụ thể, sau khi thực hiện xong 3 chuyến bay thí điểm, Nguyễn Tiến Mạnh gửi hồ sơ xin được thực hiện chuyến bay combo nhưng không được chấp thuận.

Đầu năm 2021, Mạnh liên hệ đặt vấn đề nhờ bị can Hoàng Anh Kiếm giúp Cty được Chính phủ cấp phép thực hiện chuyến bay, Kiếm đồng ý giúp và hai bên thống nhất chia sẻ lợi nhuận sau khi thực hiện chuyến bay.

Liên hệ được với Nguyễn Quang Linh, trợ lý Phó Thủ tướng và Nguyễn Tiến Thân, chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế, VPCP, Kiếm yêu cầu Mạnh chuyển tiền để xin công văn. Theo đó, Mạnh đã chỉ đạo Dương chuyển cho Kiếm 1 tỷ đồng và 350.000 USD để chung chi và được cấp phép thực hiện 18 chuyến bay. Khi thẩm quyền cấp phép chuyến bay được chuyển về cho Tổ công tác 5 bộ, cuối tháng 8/2021, Mạnh chỉ đạo Dương liên hệ, đặt vấn đề nhờ Kiếm giúp xin cấp phép chuyến bay combo cho Cty Lữ hành Việt.

Sau đó, Dương đưa cho Kiếm 600.000 USD chi cho cán bộ Bộ Ngoại giao để xin được cấp phép tổ chức 11 chuyến bay. Ở phi vụ này, CQCA kết luận, Mạnh đã đưa hối lộ hơn 27,8 tỷ đồng. Dương đưa hối lộ hơn 24 tỷ đồng, Kiếm đưa hối lộ hơn 22,8 tỷ đồng.

CQCA còn làm rõ hành vi đưa hối lộ của các bị can: Nguyễn Thị Tường Vy, Giám đốc Cty ATA; Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Cty Masterlife; Nguyễn Thị Hiền, lao động tự do; Lê Thị Ngọc Anh, nhân viên Vụ lễ tân Ban đối ngoại trung ương; Phạm Kim Ngân, Tạp chí Thanh tra Chính phủ; Phạm Bích Hằng, Phó Giám đốc Cty Du lịch quốc tế; Trần Minh Tuấn, Giám đốc và bị can Phạm Bá Sơn, nhân viên Cty Thái Hoà; Đào Minh Dương, Chủ tịch HĐQT Cty Vijasun; Nguyễn Thị Dung Hạnh, Giám đốc Cty G19; Phan Thị Mai, Giám đốc Cty Sao Hà Nội; Vũ Minh Thắng, Giám đốc Cty Thuận An; Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Cty Sang Trọng và bị can Trần Hồng Hà, Giám đốc Cty Sao Việt; Trần Tiến, Giám đốc Cty TNHH Thương mại và Du lịch Phi Trường; Tào Đức Hiệp, Giám đốc Cty Công đoàn Đường sắt.

Danh sách 55 cá nhân bị khởi tố, truy nã trong vụ án các chuyến bay giải cứu
Khởi tố thêm 7 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao
Bộ Công an thông tin về vụ án "Việt Á" và "chuyến bay giải cứu"
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nam thanh niên đặt mua vợt pickleball trên mạng rồi cướp giật của người giao hàng

Nam thanh niên đặt mua vợt pickleball trên mạng rồi cướp giật của người giao hàng

Nguyễn Lâm Anh, trú ở Hà Nội khai nhận, do cần tiền phục vụ mục đích cá nhân nên đã nảy sinh ý định đặt mua vợt pickleball trên mạng rồi sau đó cướp giật.
Hà Nội: bắt đối tượng đi xe máy “thông chốt” đâm Cảnh sát 141H bị thương

Hà Nội: bắt đối tượng đi xe máy “thông chốt” đâm Cảnh sát 141H bị thương

Ngày 24/1/2025, đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến thăm hỏi đại úy Nguyễn Đăng Khoa, cán bộ, Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Hai Bà Trưng, bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Bác tin Cảnh sát giao thông giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không đưa đi cấp cứu

Bác tin Cảnh sát giao thông giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không đưa đi cấp cứu

Tối ngày 23/1/2025, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”. Công an TP Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Ngày 21/1/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đinh Công Phú, SN 1996, trú tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên về tội "Giết người".
Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Chiều 20/1, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng các bị cáo khác trong vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"...
Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Thực hiện kế hoạch của CATP Hà Nội về triển khai lực lượng 141 trong tình hình mới. Trong đêm 10 và rạng sáng 11/12/2024, 54 tổ công tác tại các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đồng loạt ra quân, tạo khí thế trấn áp tội phạm, kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi càn quấy trên đường phố.
Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Thông tin từ Công an quận Đống Đa, Hà Nội, trong quá trình tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn, phòng chống tội phạm đường phố, tổ công tác 141H của đơn vị đã phát hiện một xe ô tô chở số lượng lớn bình "khí cười".
Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Vừa qua trong quá trình làm nhiệm vụ Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã bắt giữ một đối tượng mua bán trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động