Thứ hai 25/11/2024 02:27
“20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội”

Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản văn hóa thế giới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 8/9, UBND TP Hà Nội phối hợp Văn phòng UNESCO Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội”. Tham dự sự kiện có khoảng 200 đại biểu trong nước và quốc tế theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Thông qua chương trình hội thảo tổng kết những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị tại Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội từ 2002 đến nay. Đặc biệt giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ học 10 năm tại khu vực Chính điện Kính Thiên. (Ảnh: Mộc Miên)
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Hơn 1.000 năm trước, đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay được vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt, lấy tên là Thăng Long với mong muốn Kinh đô ngày càng phồn thịnh như linh vật Rồng thiêng bay lên. Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ 11 - thế kỷ 12) đến thời Nguyễn (thế kỷ 19 - thế kỷ 20), các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009; được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc – UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010)”.
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới

Để góp phần nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về những giá trị căn bản của khu di sản, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý tham góp nhiều ý tưởng tâm huyết, sáng tạo, đưa ra các giải pháp khả thi để gìn giữ và phát huy giá trị di sản. Những kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở khoa học để thành phố Hà Nội xây dựng phương án khôi phục và tái hiện các di sản kiến trúc cung điện trong thời gian tới. Đặc biệt là các giải pháp ứng dụng công nghệ dưới dạng di sản số.

Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Theo thông tin từ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, từ tháng 12/2002, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, “Cuộc khai quật khảo cổ học thế kỷ” được Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội – nơi dự định sẽ xây dựng tòa nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới). Kết quả khai quật đã xuất lộ một quần thể di tích vô cùng quý giá, minh chứng cho sự hiện hữu và trường tồn của Thăng Long – Hà Nội qua hàng nghìn năm lịch sử.
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Nhìn lại hành trình 20 năm đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản Thế giới, từ hiện trạng khu vực khai quật năm 2002
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Làm xuất lộ nguyên trạng để nghiên cứu các lớp nền kiến trúc
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới

Nghiên cứu các dấu tích kiến trúc xuất lộ

Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Phân loại đánh số hiện vật
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Khi di sản đã phát lộ, việc giữ lại nguyên vẹn là một bài toán hết sức gian nan. Đồng lòng giữ di sản, rất nhiều các cuộc họp, hội thảo quốc gia và quốc tế đã diễn ra với mục đích gìn giữ di sản. Trong đó, tiếng nói từ các nhà khoa học, sự ủng hộ của báo chí, Nhân dân, đặc biệt là sự sáng suốt và chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ và các cấp bộ, ngành liên quan là những yếu tố quyết định để giữ lại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, góp phần bảo vệ di sản.
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Đồng chí Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội và ông Christian Manhart - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam thăm hố khai quật khảo cổ học tháng 6/2022.
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Đánh giá giá trị khu di sản từ các nhà khoa học, PGS.TS Tống Trung Tín cho biết: “Hiếm có một kinh đô nào trên thế giới có lịch sử tồn tại lâu dài với sự lưu trữ các di tích dưới lòng đất nhiều, đa dạng, phong phú như di tích kinh đô Thăng Long. Bởi, Hà Nội là thành phố của những di sản văn hóa quý vô giá dưới lòng đất”
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Với nỗ lực đưa Hoàng Thành Thăng Long trở thành di sản thế giới, từ năm 2006, UBND TP Hà Nội chính thức được Chính phủ giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề cử di tích Hoàng Thành Thăng Long là di sản thế giới. Liên tục trong 4 năm, Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ và nhận được sự tham gia nhiệt tình, tâm huyết của hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước, sự giúp đỡ tận tình của nhiều Bộ, ban, ngành TƯ.
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới
Ngày 31/7/2010 (ngày 1/8/2010 giờ Việt Nam), kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới họp tại Brazil. Trước Hội đồng Di sản thế giới gồm 21 nước đại diện, Việt Nam cùng ICOMOS trình bày và bảo vệ. Hồ sơ được Hội đồng di sản công nhận Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản thế giới thứ 900 của nhân loại.
Từ nhát cuốc đầu tiên đến di sản thế giới

Sau khi trở thành Di sản Thế giới, TP Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc và hiệu quả những cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO thông qua việc mở cửa khu di sản cho công chúng, tăng cường các hoạt động cộng đồng, giám sát vùng đệm, nâng cao năng lực chuyên môn, đẩy mạnh nhất thể hóa quản lý di sản, xây dựng kế hoạch quản lý phù hợp và thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền quảng bá di sản.

Đến nay, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Thủ đô, một công viên văn hóa lịch sử trong tương lai. Nổi bật hoạt động là tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội” thu hút du khách trong nước và quốc tế tham quan, trải nghiệm.

20 năm Di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, định hướng trở thành công viên văn hóa lịch sử
Đặc sắc tour du lịch 1 ngày tại Hà Nội
Diện mạo mới tour du lịch đêm Hà Nội
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động