Trợ giúp viên pháp lý giúp người cao tuổi có khó khăn về tài chính
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChia di sản thừa kế (ảnh minh họa). |
Trao đổi với PV, anh Trương Công Đỉnh, Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội cho biết, theo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý ngày 13-11-2020 của bà N.T.P, SN 1933, ở tổ dân phố Văn Trì 4, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - là người cao tuổi có khó khăn về tài chính thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội đã cử anh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn N.T.P trong vụ “yêu cầu chia tài sản chung của hộ gia đình”.
Anh Đỉnh cho biết thêm, bà N.T.P đã gửi đơn đến TAND quận Bắc Từ Liêm đề nghị chia tài sản với con trai là anh N.V.H, SN 1977 với quyền sử dụng đất tại mảnh đất 414,6m2 mà bà và anh H đang sinh sống. Nguồn gốc đất do cụ V.T.B là mẹ đẻ ra nguyên đơn N.T.P (có chúc thư do cụ B để lại ngày 18-8-1965 có Xác nhận của ủy ban hành chính xã Minh Khai xác nhận ngày 19-8-1965 và ủy ban hành chính huyện Từ Liêm xác nhận ngày 21-8-1965 (Bản chính đã nộp tại tòa án )) để lại thừa kế.
Khi lập gia đình với ông N.V.H, SN 1933, bà P và ông H sinh sống trên mảnh đất này. Năm 2003, UBND huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông N.V.H. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ gia đình ông H có 5 nhân khẩu. Gia đình con trai út là anh N.V.H, SN 1977 ở cùng nhà với vợ chồng bà P nhưng không phụng dưỡng mà thường xuyên bạo lực bà P về mặt tinh thần khiến bà rất bức xúc. Do đó, bà P muốn chia một phần mảnh đất là tài sản chung trên ra cho bà một phần để bà xây căn nhà cấp bốn để ở an hưởng những ngày cuối đời.
Trình bày tại tòa, bị đơn H không đồng ý và cho rằng đây là tài sản của bố đẻ chứ không phải của bà P do vậy bà P không có quyền gì để đòi chia tài sản này.
Anh Đỉnh cho biết thêm, là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, anh và nguyên đơn cùng các thành viên trong gia đình, tổ dân phố và chính quyền cơ sở hòa giải nhiều lần nhưng không thành và tòa án cũng đã tổ chức hòa giải nhiều lần và tại phiên tòa, HĐXX đã dành thời gian cho các bên dương sự hòa giải nhưng vẫn không thể hòa giải.
Do vậy, tại phiên tòa, anh Đỉnh trình bày, căn cứ vào lời khai của các đương sự và tài liệu do bà P cung cấp, có căn xác định xác định mảnh đất hiện nay là do cụ V.T.B để lại cho bà N.T.P và bà P là người con duy nhất của cụ B. Mảnh đất này do bà P tự nguyện sáp nhập và thừa nhận đây là tài sản chung của bà với ông N.V.H nên tài sản này là tài sản chung của vợ chồng ông H và bà P.
Năm 2003 khi kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cấp cho Hộ gia đình ông N.V.H bởi lẽ thời điểm đó quy định của nhà nước là chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hộ gia đình không cấp cho cá nhân mà khi đó ông N.V.H là chủ hộ
Thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ gia đình ông H có 5 nhân khẩu. Tại phiên tòa, các con, cháu của ông H, bà P đều khẳng định không ai có công sức đóng góp trong việc tạo lập các tài sản trên đất. Do đó, anh Trương Công Đỉnh đã đề nghị HĐXX chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện của bà P, chia một phần đất trong tổng số 414,6m2 để bà xây căn nhà cấp 4 cho riêng mình, an hưởng tuổi già lúc cuối đời.
Sau khi nghe các bên trình bày, HĐXX TAND quận Bắc Từ Liêm quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà N.T.P đối với con trai là anh N.V.H. Xác định 414,6m2 và các công trình xây dựng trên đất tại tổ dân phố Văn Trì 4, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội thuộc tài sản chung của hộ gia đình ông N.V.H và bà N.T.P. Chia cho bà N.T.P diện tích 122,9m2 trong 414,6m2.
Trợ giúp pháp lý cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội Năm 2021, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP Hà Nội đã tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại