Thứ hai 25/11/2024 13:58
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên:

"Tránh tình trạng chúng ta trở thành nơi chứa hàng tồn, hàng quá date"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, trong 2 năm qua, thế giới xảy ra đại dịch COVID-19 nên tình trạng hàng hóa tồn kho sẽ lớn, không luân chuyển được, hàng hóa cận date nhiều. Để tránh tình trạng Việt Nam chúng ra trở thành nơi chứa hàng tồn, hàng quá date của thế giới, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với các sở, ngành ra quân kiểm tra ATTP. Đợt ra quân này dự kiến sẽ diễn ra trong 2 tháng.
Nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ hàng hóa thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ…, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với các sở, ngành ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm. Đợt ra quân này dự kiến sẽ diễn ra trong 2 tháng (từ ngày 10/5 - 10/7/2022).
Nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ hàng hóa thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ…, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với các sở, ngành ra quân kiểm tra ATTP.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trên toàn TP

Theo số liệu báo cáo, TP Hà Nội hiện có hơn 83.700 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Trong năm 2021, cùng với việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, TP. Hà Nội đã thành lập trên 900 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, gồm các đoàn liên ngành và chuyên ngành. Các đoàn đã tổ chức thanh tra, kiểm tra hơn 48.000 lượt cơ sở, qua đó phát hiện và xử lý vi phạm gần 7.000 cơ sở với số tiền phạt gần 4 tỷ đồng. Nhờ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Theo Sở Y tế Hà Nội, năm 2022, TP Hà Nội tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trên toàn TP, đặc biệt tập trung kiểm tra hậu kiểm sau công bố, kiểm tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong cho biết, thời điểm hiện tại khi TP chuyển sang trạng thái bình thường mới, cùng với phòng, chống dịch Covid-19, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần tiếp tục được đẩy mạnh. Để tạo bước chuyển biến mới trong công tác quản lý an toàn thực phẩm cần phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Cùng với đó, các quận, huyện, thị xã phải đẩy mạnh hoạt động của các đẩy mạnh hoạt động của các đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất.

Theo số liệu báo cáo, trong quý I/2022, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra về vấn đề ATTP được hơn 14.700 cơ sở dịch vụ ăn uống; trong đó có hơn 12.500 cơ sở đạt tiêu chuẩn (chiếm tỷ lệ hơn 85%), còn lại gần 2.200 cơ sở có sai phạm đã bị nhắc nhở, xử phạt với số tiền gần 397 triệu đồng.

Qua công tác kiểm tra cho thấy, ý thức chấp hành quy định về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực. Thế nhưng, có không ít nơi vẫn chưa tuân thủ các quy định bảo đảm ATTP như khu vực sản xuất không bảo đảm điều kiện vệ sinh, người tham gia sản xuất chưa được tập huấn kiến thức, thực phẩm không xuất trình được nguồn gốc, xuất xứ…

Theo Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, với chủ đề "Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản, thực phẩm trong tình hình mới" của "Tháng hành động vì ATTP" năm 2022, Sở Công thương sẽ tập trung chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuân thủ nghiêm luật định trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.

Theo đó, Sở Công thương cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động nguồn cung ứng hàng hóa bảo đảm ATTP; đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền kế hoạch và chủ đề của "Tháng hành động vì ATTP" đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, tăng cường kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn và trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị, triển lãm kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP cấp TP kiểm tra công tác triển khai của các địa phương.oàn kiểm tra định kỳ, đột xuất.

Hà Nội chủ động ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm

Nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ hàng hóa thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ…Mới đây, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tổ chức cuộc họp về kế hoạch kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo Cục Quản lý thị trường Hà Nội, đơn vị này phối hợp với các sở, ngành ra quân kiểm tra ATTP. Đợt ra quân này dự kiến sẽ diễn ra trong 2 tháng, từ ngày 10/5 - 10/7/2022.

Theo ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, kế hoạch kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn TP Hà Nội lần này nhằm thực hiện nhiều chủ trương của TP Hà Nội và Ban chỉ đạo 389.

Cụ thể là Kế hoạch số 02/KH-BCĐ 389/TP ngày 16/02/2022 của Ban Chỉ đạo 389 TP về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022 trên địa bàn TP Hà Nội; Văn bản số 1258/UBND-KT ngày 27/4/2022 của UBND TP về Kế hoạch kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội.

Mục tiêu của đợt ra quân này nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ hàng hóa thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm chất lượng, thực phẩm giả, lợi dụng môi trường thương mại điện tử để kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, gian lận thương mại; cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 TP tham mưu Ban chỉ đạo 389 TP xây dựng Kế hoạch kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn TP Hà Nội.

“Kế hoạch kiểm tra liên ngành của Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng góp phần tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng của Ban chỉ đạo 389 TP trong công tác quản lý, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, việc kinh doanh, sản xuất và chế biến hàng hóa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ...”, ông Chu Xuân Kiên nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, đối tượng kiểm tra đợt này sẽ gồm các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, tổ chức kinh doanh, nhập khẩu và sản xuất các loại hàng hóa thực phẩm, phụ gia thực phẩm; các kho chứa hàng hóa thực phẩm, kho lạnh; các phương tiện vận tải có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Theo ông Chu Xuân Kiên, đây sẽ là đợt ra quân huy động nhiều lực lượng liên ngành nhất. Cụ thể, thành phần tham gia đợt kiểm tra sẽ gồm: Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội (chủ trì), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (PC03), Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC05) - Công an TP. Hà Nội; Cục Hải quan TP Hà Nội; Sở Tài chính Hà Nội; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế Hà Nội.

Ông Chu Xuân Kiên cho biết thêm, trong 2 năm qua, thế giới xảy ra đại dịch COVID-19 nên tình trạng hàng hóa tồn kho sẽ lớn, không luân chuyển được, hàng hóa cận date nhiều. Chính vì thế, hàng hóa tập trung kiểm tra là hàng thực phẩm tại các kho lạnh lớn, cả hàng nội địa và hàng nhập khẩu về qua các đường biển, hàng không, đường bộ…”Tránh tình trạng Việt Nam chúng ra trở thành nơi chứa hàng tồn, hàng quá date của thế giới. Kế hoạch kiểm tra liên ngành đợt này nên tập trung, tránh cách làm nhỏ lẻ, tràn lan, không kiểm soát", ông Chu Xuân Kiên nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, vấn đề bảo đảm vệ sinh ATTP là công việc thường xuyên, liên tục. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu, các địa phương tăng cường trách nhiệm hơn nữa, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn để kế hoạch được triển khai hiệu quả, tránh hình thức. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông một cách công khai, minh bạch về vấn đề bảo đảm vệ sinh ATTP nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn. Trong đó, tăng cường kiểm tra, giám sát cũng như hậu kiểm trong việc chấp hành các quy định về vấn đề vệ sinh ATTP; chú trọng vấn đề thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng…
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động