Chủ nhật 24/11/2024 19:06

Trả án, nam phạm nhân càng thấm thía lời chay dạy

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vì không nghe lời cha mẹ Nguyễn Thanh Tùng, SN 1985, trú tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc đã sớm nghỉ học rồi lang thang xuống Hà Nội. Không nghề nghiệp trong tay, Tùng đã nhanh chóng sa chân vào con đường tội lỗi...
Phạm nhân Nguyễn Thanh Tùng bảo rằng, mong được gia đình sẽ có cái nhìn rộng lượng hơn để sau này ra trại làm lại cuộc đời
Phạm nhân Nguyễn Thanh Tùng bảo rằng, mong được gia đình sẽ có cái nhìn rộng lượng hơn để sau này ra trại làm lại cuộc đời

Lỗi từ việc không biết vâng lời

Chia sẻ trong trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Tùng, SN 1985, trú tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc bảo rằng, cũng vì sự cứng đầu, lười học hành và không nghe khuyên răn của cha mẹ mà anh ta đã phải trả giá quá đắt. Giờ đây, khi đi được gần hết chặng đường cải tạo, nhưng nghĩ lại những biến cố của gia đình, là người đàn ông, Tùng vẫn chưa thể nguôi ngoai. Bởi không những làm khổ bố mẹ, giờ đây Tùng lại còn là gánh nặng cho đứa em trai. Nhưng tất cả những điều ấy, dù ngộ ra nhưng bây giờ Tùng không thể làm khác.

Là con trai lớn trong gia đình có 2 anh em, ngay từ nhỏ cha mẹ đã động viên Tùng cố gắng học hành để kiếm cái nghề, cho đỡ vất vả. Nhưng bỏ ngoài tai những lời khuyên răn của cha mẹ, học hết lớp 9, Tùng bở dở giữa chừng rồi lang thang xuống Hà Nội. Xuống phố thị phồn hoa, không học hành, không nghề nghiệp, Tùng bắt đầu với những công việc chân tay.

Ban đầu Tùng làm chân chạy bàn cho một quán bia ở Nghĩa Tân, sau đó chuyển sang làm trông xe cho quán karaoke rồi làm bảo vệ, bán hàng thuê,…công việc nào Tùng cũng chỉ làm được vài tháng rồi lại bỏ. Tùng bảo không phải bị chủ đối đãi không ra gì mà bởi thu nhập thấp, thời gian làm việc dài nên chán.

Nói đến lý do nghiện ma túy rồi trở thành như bây giờ, Tùng kể lúc đầu cũng chỉ là vì đua đòi, được bạn bè rủ rê thì hít thử cho biết sau đó thành quen không bỏ được. Và để có ma túy nuôi cơn nghiện, Tùng tham gia vào đội quân bán lẻ ma túy. Khách của Tùng chủ yếu là dân chơi có mặt ở khắp các vũ trường, quán bar. Hỏi Tùng tiếp cận những dân chơi này có dễ không, làm sao để bán được cho họ, anh ta cười cười kiểu bí mật.

Tùng bảo để tiếp cận họ, bán ma túy không phải ai cũng làm được ngay mà phải có sự dẫn dắt, giới thiệu, bảo lãnh. “Nói là dễ thì rất dễ nhưng không phải ai có ma túy là cũng bán được. Vì đây là hàng quốc cấm, lơ mơ là đi tù nên ai cũng sợ bị gài, mua phải hàng lởm nên muốn làm được phải có đường dây”, Tùng kể.

Anh ta cho biết điều trước tiên một kẻ muốn bán được ma túy là phải biết sử dụng, chưa cần phải nghiện hay không. Từ chỗ biết sử dụng sẽ biết chỗ mua và từ đó sẽ có người cung cấp nếu muốn tham gia đội quân bán lẻ.

Theo bản án, Tùng đã 34 lần mua ma túy về bán lẻ cho các con nghiện. Thời điểm bị bắt, Tùng đang cất giấu trong phòng trọ một số ma túy tổng hợp trong đó có cả ma túy đá và ống nước gây nghiện. Với hành vi nhiều lần mua bán ma túy, cộng với số ma túy thu được tại nơi ở, Tùng kết án chung thân.

Mong gia đình có cái nhìn rộng lượng hơn

Về trại giam cải tạo, Tùng bảo đến lúc đó mới thực sự thấm thía những lời răn dạy của cha mẹ. Tùng bảo điều anh ta ân hận chính là cái chết của bố mẹ. Thời điểm Tùng bị bắt, bố anh ta bị cảm nặng, vài tháng sau thì mất. Tùng không biết điều đó cho đến khi nhận được thư của em trai. Ba năm sau, mẹ anh ta cũng đột ngột ra đi sau một cơn tai biến. Tùng bàng hoàng không tin đó là sự thật.

Vì có mức án dài nên Tùng phải lao động trong rào vây. Công việc của anh ta là làm ở xưởng may túi, nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên nhẫn. Tùng bảo ngày đầu làm công việc nhẹ nhàng thấy thích rồi sau thấy chán vì nhàm chán. Và để được chuyển sang chỗ khác, Tùng làm việc bê trễ, thậm chí còn có lần vi phạm kỷ luật phải viết bản kiểm điểm. Nhưng khi được cán bộ quản giáo phân tích, Tùng đã hiểu ra và không còn làm việc láng tráng nữa.

“Tôi xác định tư tưởng rồi, giờ chỉ biết rằng mọi cơ hội đều do mình có cố gắng hay không mà thôi. Tôi muốn nói nhiều lắm nhưng chả biết nhắn nhủ gì lúc này vì có nói chắc không ai tin. Thôi thì cứ cố gắng vì dẫu sao tuổi tôi vẫn còn trẻ, còn nhiều cơ hội để làm lại cuộc đời. Điều cốt yếu là phải cố gắng để sớm được trở về” - lời nam phạm nhân.

Bố mẹ đều mất sớm, nhà chỉ còn đứa em trai. Nhưng cũng vì cuộc sống mưu sinh, nên em trai của Tùng cũng ít xuống thăm gặp. Thỉnh thoảng, em trai cũng có gửi quà theo đường bưu điện và cũng vào thăm Tùng vào dịp lễ Tết.

“Tôi biết, mình là anh mà không đỡ đần được cho em. Nên dù không có người thăm gặp thường xuyên, tôi cũng không thể trách. Bởi lỗi do tôi đã không vững vàng trong cuộc sống, để chính bản thân mình đã đánh mất tương lai, còn khiến người thân rơi vào cảnh mang tiếng khi có người trong gia đình bị đi tù...”, phạm nhân Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ.

“Tôi là anh nhưng đã không làm được gì cho em mình còn làm khổ chú ấy. Chỉ mong sao em trai tôi không sai lầm, vấp ngã như tôi. Trong này tôi sẽ cố gắng lao động tốt, sớm trở về đoàn tụ với gia đình”, Tùng tâm sự. Anh ta hy vọng người thân hai bên gia đình sẽ có cái nhìn rộng lượng hơn đối với mình để sau này trở về có thêm nghị lực làm lại cuộc đời.

Tâm sự của bị án trót chôn vùi tuổi thanh xuân bằng những hành vi tàn ác
Nỗi day dứt của người mẹ là nữ phạm nhân
Niềm ân hận của nữ công nhân đất Cảng khi tự nhấn chìm hạnh phúc gia đình
Dự định ngày về của nam phạm nhân gây trọng tội với anh trai
Nam phạm nhân mong làm lại cuộc đời sau những ngày trượt dài trong vũng lầy tội lỗi
Nguyễn Vũ - Hà My
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động