Chủ nhật 24/11/2024 16:10
Đại biểu Quốc hội thảo luận về sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Liên quan đến việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý khoản 2 Điều 7 như sau: “Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.”.
Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kì, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành quy định giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước cho tổ chức chủ trì.

Đối với nội dung liên quan đến sở hữu công nghiệp, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định việc giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước một cách tự động và không bồi hoàn cho tổ chức chủ trì.

Về đề nghị mở rộng giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì liên quan đến một số đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với thực tiễn và đặc thù của đối tượng quyền tác giả.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hài hòa giữa các mục tiêu về thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghệ, bảo đảm tách bạch giữa thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế và xử lý đối với đơn đăng ký sáng chế mật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: chỉnh lý khoản 1 Điều 89a để xác định các nguyên tắc và phạm vi kiểm soát an ninh đối với sáng chế và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này (khoản 2 Điều 89a); việc xử lý đơn đăng ký đối với sáng chế mật được thực hiện theo quy định của Chính phủ (khoản 3 Điều 108).

Về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và thống nhất với ý kiến của Chính phủ, dự thảo luật chỉnh lý cụ thể, chặt chẽ hơn…

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế diễn ra thường xuyên, việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại các sự kiện chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nước trên không gian mạng ngày càng phổ biến hơn nên việc quy định sử dụng phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca vào Luật là rất cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia trong đời sống xã hội, vừa đảm bảo quyền hưởng thụ của người dân.

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH Đồng Tháp đóng góp ý kiến

Về việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, đại biểu Nguyễn Hải Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nêu rõ: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là đối tượng đặc biệt, là biểu tượng thiêng liêng của đất nước, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử và cách mạng sâu sắc, là quốc thể, niềm tự hào, niềm tin và khát vọng của dân tộc, là biểu tượng và tượng đài bất diệt của lòng yêu nước, sự hy sinh cao cả của biết bao thế hệ đi trước đã quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, là kết tinh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có ý nghĩa và giá trị tinh thần đặc biệt to lớn, thúc đẩy gắn kết xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, động viên, thôi thúc tập hợp hiệu triệu toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện về mọi mặt, các hoạt động quốc tế đối ngoại ngày càng dày đặc, việc khai thác, sử dụng trên không gian mạng ngày càng phát triển. Theo đó, việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao không chỉ ở trong nước, nước ngoài mà còn diễn ra trên không gian mạng, vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh những vấn đề về sử dụng bản quyền liên quan đến các đối tượng đặc biệt này.

Dưới góc độ bản quyền có thể xảy ra vụ việc, nhân danh sáng tạo nghệ thuật để có hành vi cản trở, ngăn chặn sử dụng theo quy định của pháp luật đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam hoặc xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy Quốc ca Việt Nam, lợi dụng việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan để ngăn chặn, cản trở việc tiếp cận, phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam thông qua các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có chứa Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam.

Với các lý do trên, đại biểu Nguyễn Hải Anh bày tỏ hoàn toàn nhất trí và đồng tình cao với việc bổ sung tại khoản 2 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ nội dung Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đại biểu Nguyễn Hải Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại phiên họp

Việc bổ sung quy định như dự thảo Luật là rất cần thiết, vừa đảm bảo giữ gìn tính tôn nghiêm, sự thiêng liêng của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam, vừa đáp ứng được nhu cầu phổ biến và hưởng thụ của Nhân dân, yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo quy định phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra luật đã chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của các ĐBQH cũng như của cử tri và Nhân dân. Đại biểu nhấn mạnh, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa đã đáp ứng được cơ bản mục tiêu đề ra trong việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, đảm bảo chất lượng, thể chế hóa chủ trương của Đảng, phù hợp với các cam kết quốc tế theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cũng đã được điều chỉnh đảm bảo tính đồng bộ với một số điều của Luật Giá; Luật Hải quan; Luật Khoa học, công nghệ; Luật quản lý, sử dụng tài sản công để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội trình bày ý kiến

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Vương Quốc Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nêu: Về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả quy định trong dự thảo Luật nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu khoa học, giáo viên, học sinh, sinh viên, các đối tượng khác có nhu cầu nghiên cứu, học tập, trau dồi kiến thức được tiếp cận đến các tác phẩm, các sản phẩm có giá trị để tiếp tục khuyến khích sự đổi mới sáng tạo. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định này trên cơ sở dự thảo Luật vẫn quy định bảo đảm nguyên tắc phép thử ba bước ghi nhận tại nhiều điều ước cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo đó, việc sử dụng tác phẩm không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, để thuận lợi cho áp dụng quy định nêu trên trong thực tiễn, đại biểu đề nghị giao Chính phủ có quy định chi tiết với phạm vi phù hợp về các nội dung như thiết bị sao chép công cộng, tự sao chép, sao chép hợp lý một phần tác phẩm và hoạt động công vụ.

Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Đại biểu Vương Quốc Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam phát biểu

Về giới hạn quyền tác giả, đại biểu Vương Quốc Thắng cho biết, về cơ bản nội dung này không sửa đổi, bổ sung nhiều so với luật hiện hành mà chỉ chỉnh lý và quy định rõ và nhất quán hơn. Thực tế hiện nay, do đặc thù của các tác phẩm, sản phẩm sáng tạo là duy nhất mang giá trị tinh thần văn hóa nên rất khó xác định giá trị. Nhiều trường hợp các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn hay các đơn vị sử dụng tác phẩm, sản phẩm sáng tạo mà có ý trì hoãn, lẩn tránh thỏa thuận việc trả tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu.

Để bảo đảm tính khả thi của luật được thực thi trên thực tế, đại biểu Vương Quốc Thắng đề nghị bổ sung tại dự thảo Luật hoặc văn bản quy định chi tiết nội dung quy định trường hợp các bên không thỏa thuận được tiền bản quyền trong một thời hạn nhất định thì bên sử dụng phải chấm dứt ngay việc sử dụng tác phẩm, sản phẩm sáng tạo và thanh toán tiền bản quyền theo quy định của Chính phủ.

Đa số cử tri, Nhân dân, nhà giáo, nhà khoa học không đồng tình môn Lịch sử là môn học lựa chọn
Đề xuất bổ sung các cá nhân hoạt động nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, soạn giả sân khấu được xét danh hiệu NSND, NSƯT
Mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã
Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng yêu cầu giải ngân các nguồn lực để xoá nhà tạm, nhà dột nát; mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; tăng cường phòng, chống đuối nước với trẻ em.
Đề nghị giảm thuế thu nhập đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%

Đề nghị giảm thuế thu nhập đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%

Đại biểu cho rằng, cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, truyền thông đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại hơn..
Cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế

Cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế

Tán thành với quy định bổ sung nước giải khát có đường là đối tượng chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt, tuy nhiên đại biểu đề nghị các cơ quan chuyên môn cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế...
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động