Thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc trong tháng 6?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo ADB, đối với thị trường chứng khoán dự báo sẽ có những điều chỉnh cần thiết, đi vào ổn định hơn, lành mạnh hơn |
Cổ phiếu Việt Nam hấp dẫn sau đợt giảm mạnh
Theo GĐ Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries, bất chấp những khó khăn, thách thức từ đại dịch Covid-19, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn duy trì khả năng phục hồi trong năm 2021 và 2022 nhờ nền tảng kinh tế vững chắc.
Tuy nhiên, trong khi nền tảng kinh tế Việt Nam được đánh giá vững chắc thì thị trường cổ phiếu được nhiều đánh giá cho rằng cổ phiếu Việt đã xuống mức hấp dẫn nhất trong nhiều năm qua và thuộc hàng thấp trong khu vực,
Gần đây, có nhiều chuyên gia cho rằng, cổ phiếu Việt Nam hấp dẫn sau đợt giảm mạnh từ đầu tháng 4 với tổng mức giảm lên tới 21-22%. Trong báo cáo của Cty CP chứng khoán FPTS cho biết, định giá P/E của VNIndex đang ở mức 13,4x giảm mạnh so thời điểm cuối với quý 1/2022 (ngày 31/3/2022, P/E = 16,2x) . Định giá P/E hiện tại thấp hơn so với mức định giá trung bình 10 năm (15,0x) và đang tiệm cận đường P/E trung bình 10 năm trừ 1 độ lệch chuẩn (12,7x). Như vậy, so với các thị trường khu vực Đông Nam Á, mức định giá hiện tại của VNIndex đang thấp nhất.
Còn theo Dragon Capital, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn ổn định, có tiềm năng tăng trưởng và định giá thị trường thấp. Định giá thị trường hiện ở mức 11.x lần, thấp hơn mức trung bình 12 năm.
Thị trường tài chính Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế
Ông Dương Văn Chung - GĐ Sở Giao dịch 1, Cty Chứng khoán MB (MBS) phân tích trên trang cá nhân rằng, thị trường đã xác lập đáy đúng như dự báo ở mức 1160 +/- 5 và hiện tại đã lên trở lại ngưỡng 1.258 điểm. Chuyên gia này mạnh dạn dự báo đỉnh sóng hồi này vào khoảng 1.330 +/- 5 và khả năng cao là 1.327. Trước 1.327 sẽ có một cái đỉnh giả tại 1.300, điều chỉnh khoảng 30 điểm rồi sau đó phi lên 1.327 và tạo đỉnh tại đây trong 2 tuần đầu tháng 6.
Bà Nguyễn Hoài Thu - chuyên gia tài chính Cty Quản lý quỹ VinaCapital nhận định: “Việc thị trường bị bán tháo thời gian qua bắt đầu từ vài sự kiện riêng lẻ. Nhà đầu tư trong nước lo sợ nhưng nhà đầu tư nước ngoài hiểu trong dài hạn điều này sẽ tốt cho thị trường nên họ đã mạnh dạn giải ngân, chuyển từ bán ròng sang mua ròng tới 170 triệu USD từ đầu tháng 4. Ngoài ra, họ đang định giá cổ phiếu Việt Nam hấp dẫn với P/E chỉ 10,6 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm tới. Đây là điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. DN niêm yết đang được định giá rất hấp dẫn. Từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, tôi thấy thị trường Việt Nam tiềm năng cả trong dài và ngắn hạn.
Về kiểm soát, để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán cần có cơ chế theo dõi những biến động giá cổ phiếu bất thường và yêu cầu DN giải trình. Bởi, DN không có hoạt động gì đột biến thì cổ phiếu không thể tăng trần liên tục được. Nếu kiểm soát chặt việc này sẽ hạn chế được giao dịch nội gián và tình trạng “bơm thổi” giá cổ phiếu do một hay vài nhóm nhà đầu tư nào đó thực hiện. Đồng thời, cần quy định rõ hơn về thông tin “nội gián”, có quy chế chia sẻ thông tin sao cho công bằng với tất cả các nhà đầu tư.
Theo ADB, thị trường tài chính Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế, cùng với tác động từ những chính sách, biện pháp chấn chỉnh thị trường của Chính phủ và các cơ quan chức năng, thị trường được kỳ vọng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững hơn. Nhóm ngân hàng được kỳ vọng có lợi nhuận toàn ngành tăng trưởng bình quân khoảng 20-25% so với năm 2021 với tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt mức 14% -15%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến tích cực trong phiên sau khi Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng vừa thống nhất với Chính phủ kéo dài áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu trong bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2021 - 2025 được dự báo diễn biến khó lường, lạm phát gia tăng, xung đột Nga - Ukraine, dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng và tác động tới kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam.
Ủy ban Kinh tế thống nhất với đề xuất của Chính phủ kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến hết ngày 31/12/2023 và đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại