Thứ hai 25/11/2024 17:18

Quốc tế đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy bảo vệ các quyền con người

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Ngoại giao công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và thông tin về ứng cử của Việt Namvào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Quốc tế đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy bảo vệ các quyền con người
Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt giới thiệu về ứng cử của Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Ngày 31-3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận và thông tin về ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Sự kiện có sự tham dự của hơn 70 đại biểu là trưởng đại diện, đại diện nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam; cùng đại diện các Bộ, ngành Việt Nam được giao nhiệm vụ trực tiếp triển khai các khuyến nghị, các tổ chức phi chính phủ và giới nghiên cứu về quyền con người tại Việt Nam.

Khai mạc sự kiện, ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thông báo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 22-3-2022 để công bố và gửi tới Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Mặc dù đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến việc thực hiện các khuyến nghị UPR, trong đó có công tác thu thập dữ liệu, nhưng các Bộ, ngành và các bên liên quan đã hợp tác chặt chẽ để triển khai các khuyến nghị cũng như xây dựng báo cáo. Công tác này cũng nhận được sự hỗ trợ, tham gia hiệu quả của các đối tác phát triển, đặc biệt là các cơ quan Liên hợp quốc ở Việt Nam, với vai trò đầu mối của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Báo cáo đã thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với Cơ chế UPR nói riêng và trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực vận động ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Cũng tại Hội thảo, Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt giới thiệu về ứng cử của Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Ứng cử của Việt Nam đã được tuyên bố lần đầu tiên vào năm 2021 tại Phiên họp cấp cao trong Khóa 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Việt Nam cũng đã được ASEAN ủng hộ là ứng cử viên của Hiệp hội vào Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ này. Gần đây nhất, tại Phiên họp cấp cao trong Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng đoàn Việt Nam đã khẳng định thông điệp Việt Nam khi ứng cử là “Tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại và hợp tác. Đảm bảo mọi quyền con người, cho tất cả mọi người”; đồng thời làm rõ các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Nhân quyền.

Trợ lý Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam sẽ sẵn sàng hợp tác với các quốc gia thành viên và các bên liên quan để duy trì các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, củng cố hiệu lực và hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền thông qua đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Quốc tế đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy bảo vệ các quyền con người
Bà Flowers cho rằng, trên thế giới hiện nay còn rất nhiều thách thức trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Việt Nam sẽ thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số; tiếp tục đề xuất Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu cùng với các thành viên khác của các nhóm nòng cốt;

Đóng góp cho nỗ lực của Hội đồng Nhân quyền trong lĩnh vực quyền được chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong bối cảnh thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19; thúc đẩy quyền được làm việc tử tế để đạt được Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững; thúc đẩy đào tạo, giáo dục về quyền con người cũng là một vị trí ưu tiên của Việt Nam khi tham gia và hợp tác với các nước tại Hội đồng Nhân quyền.

Bà Flowers cho rằng, trên thế giới hiện nay còn rất nhiều thách thức trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; ở Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn, trong đó có những vấn đề đã được báo cáo giữa kỳ tự nguyện chỉ ra.

Phát biểu tại sự kiện, bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên Liên hợp quốc thay mặt các đối tác quốc tế đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, trong đó có việc thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế UPR chu kỳ III và xây dựng báo cáo giữa kỳ tự nguyện, cùng các cam kết ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Đồng thời khẳng định cam kết của hệ thống các cơ quan Liên hợp quốc sát cánh cùng Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, thúc đẩy các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, không bỏ lại ai ở phía sau.

Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc được ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật, được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia. Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.

Trong chu kỳ III, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 nước và đã chấp thuận 241 khuyến nghị trong số đó. Ngày 31-12-2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1975/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch Tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận, trong đó giao nhiệm vụ trực tiếp, cụ thể cho 18 Bộ, ngành triển khai các khuyến nghị nà.

Kế hoạch Tổng thể cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện vào, giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để sơ kết việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể, cũng như hướng tới việc tham gia UPR chu kỳ IV (dự kiến trong 2024).

Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR. Cho đến nay, với chỉ 79 quốc gia từng ít nhất một lần nộp Báo cáo giữa kỳ tự nguyện, và với chu kỳ III, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia đã xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện.

Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở báo cáo T.Ư có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, bước vào tuần làm việc cuối cùng từ ngày 25/11 đến 30/11 với lịch trình dày đặc các hoạt động thảo luận, biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến luật pháp, nhân sự và chính sách phát triển quốc gia.
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động