Chủ nhật 24/11/2024 08:51

Nhận diện những vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng và Đài Truyền hình VTC phối hợp tổ chức chương trình Toạ đàm “Gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân”.
Nhận diện những vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân

Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho Nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng, thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo

Nhiều vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng, thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo.

Mới đây, Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội được đưa ra, ngay lập tức thị trường bất động sản cũng nhận được cú huých lớn từ chính sách này trong đó những khó khăn trong công tác phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân các khu đô thị cũng được kỳ vọng sẽ sớm giải quyết.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, đến nay trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 147.000 căn hộ (khoảng 7,35 triệu m2 sàn); đang tiếp tục triển khai 339 dự án với quy mô khoảng 371.500 căn hộ (khoảng 18,58 triệu m2 sàn).

Tuy nhiên, ông đánh giá kết quả này vẫn chưa đạt được kỳ vọng do thiếu quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi và cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất, chưa đủ mạnh để thu hút DN...

Tại buổi toạ đàm, nhiều chuyên gia, DN bất động sản đã chỉ ra những vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân hiện nay. Một trong các vướng mắc đầu tiên khi phát triển loại hình này là khó khăn về nguồn vốn.

Trên thực tế, gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ cho vay phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại từ 2013-2016 đã hoàn thành việc giải ngân gần 100%. Chính vì thế, sang đến giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn này không còn. Trong khi đó Ngân hàng chính sách xã hội chỉ được phân bổ 27% ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội, còn các ngân hàng thương mại lại không được phân bổ gói vốn này, dẫn đến công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân gặp nhiều trở ngại về dòng tiền.

Ông Luyện Văn Phương, Phó Giams đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, dù đã có quy định là 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại được dành để phát triển nhà ở xã hội, riêng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25%, song hầu như không đạt được yêu cầu.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM cũng cho rằng, định mức lợi nhuận chỉ 10% của nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân hiện không đủ để giải bài toán tài chính cho DN.

Bên cạnh đó, việc duyệt giá bán nhà ở xã hội, các thủ tục pháp lý liên quan đến cấp sổ hồng, vấn đề bồi thường chi phí giải phóng mặt bằng còn chậm triển khai, tất cả ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút DN phát triển phân khúc này.

Tháo gỡ các khó khăn

Theo Thứ trưởng, Nguyễn Văn Sinh, nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách trong thực tiễn, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, theo đó cơ bản đã giải quyết được những bất cập, hạn chế thời gian qua.

Cụ thể, đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quy mô dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội. Hướng dẫn chi tiết việc lựa chọn Chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật nhà ở, pháp luật đầu tư và pháp luật đấu thầu, tại Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021.

Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; trình tự, thủ tục đăng ký mua, thuê, thuê mua; xét duyệt đối tượng... đảm bảo dễ dàng, rút ngắn thủ tục hành chính nhưng cũng đảm bảo sự chính xác, công bằng.

Để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, đúng mục tiêu trong thời gian tới, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, cần triển khai ngay 3 giải pháp cấp bách.

Đó là rà soát, sửa đổi, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các địa phương phải rà soát lại các quy hoạch phát triển đô thị của địa phương phải có quỹ đất với địa điểm, diện tích để đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; rà soát và thực hiện nghiêm các quy định về việc dành 20% quỹ đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các dự án phát triển nhà ở thương mại để có quỹ đất cho đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...

Bên cạnh đó, ở góc độ DN, đại diện một số DN đầu tư trong lĩnh vực này cũng đề xuất, nhà ở xã hội mang tính chất đặc thù nên DN cần được ưu đãi thuế, hỗ trợ vốn, nhất là tạo đột phá về quỹ đất và thủ tục pháp lý tại địa phương, nhằm tạo động lực và yên tâm phát triển nhà ở xã hội. Vì thực tế, hầu hết các DN muốn tăng cung các dự án, nhưng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề pháp lý dự án. Các DN khi có cơ hội, thuận lợi đều sẵn sàng bắt tay triển khai các dự án.

Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều tra doanh nghiệp năm 2022 bắt đầu từ ngày nào?
Tăng lương tối thiểu vùng: Chia sẻ với người lao động, hài hòa lợi ích với doanh nghiệp
"Thông điệp của Chính phủ rất rõ ràng: Bảo vệ các doanh nghiệp và nhà đầu tư"
Thêm nhiều áp lực cho các doanh nghiệp ẩm thực
Người dân và doanh nghiệp nóng lòng chờ
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động