Lập vi bằng cử người đại diện trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Quyên lập vi bằng cho khách hàng tại địa điểm hẹn trước |
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Quyên, Thừa phát lại (TPL), Văn phòng TPL Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020, các công việc TPL được thực hiện như tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. TPL không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án
Trong 4 công việc mà TPL được thực hiện thì hoạt động lập vi bằng của TPL được nhiều người biết đến, giúp người dân chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong mỗi trường hợp cụ thể, TPL phải nhận định được vieẹc này có lập được vi bằng hay không, thuộc dạng gì và phải lập vi bằng như thế nào để đảm bảo vi bằng được lập một cách khách quan, trung thực và là nguồn chứng cứ cho người yêu cầu sử dụng khi cần thiết.
Ví dụ, hộ gia đình nhà ông Nguyễn Văn A bị thu hồi 200m2 đất nông nghiệp nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại thuộc diện UBND huyện giải phóng mặt bằng xây khu công nghiệp. Khi tiến hành thủ tục nhận tiền bồi thường thì cơ quan nhà nước yêu cầu phải cử người đại diện. Gia đình nhà ông A đến TPL đề nghị lập vi bằng cho sự việc trên. Một trường hợp khác, gia đình nọ cử người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khi tiếp nhận sự việc, TPL đề nghị khách hàng cung cấp những giấy tờ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng hoặc giấy tờ liên quan đến thửa đất xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ xem xét việc lập vi bằng. Sau khi có đầy đủ giấy tờ và xác định đây là vụ việc thuộc thẩm quyền của TPL thì sẽ thống nhất với gia đình, hẹn ngày giờ cụ thể, địa điểm, thành phần tham gia buổi lập vi bằng.
Bố trí được lịch hẹn, TPL phải chuẩn bị phương tiện, nhân lực, giấy tờ để thực hiện việc lập vi bằng, tiến hành lập vi bằng. Tại buổi họp gia đình, TPL phải giải thích rõ cho những người tham gia hiểu về giá trị pháp lý của vi bằng. Sau đó, TPL ghi nhận những nội dung mà những người tham gia trao đổi với nhau. Trường hợp khách hàng lập biên bản họp gia đình thì TPL có thể đưa kèm vào vi bằng cùng hình ảnh, giấy tờ có liên quan đến vụ việc.
Trường hợp nếu có người bị ốm không thể về tham gia thì TPL và những người còn lại có thể đến nơi người ốm kia để tổ chức cuộc họp hoặc trong cuộc họp đó có thể gọi điện cho người ốm kia để người đó thể hiện ý kiến của mình trước sự chứng kiến của TPL.
Quá trình lập vi bằng, TPL phải thể hiện rõ trong vi bằng về việc gọi điện nêu trên hoặc người ốm có văn bản thể hiện ý kiến thì TPL phải đính kèm vào vi bằng. Vi bằng phải được ghi nhận khách quan, trung thực.
Bà Quyên cho biết thêm, với dạng vi bằng này giúp cho khách hàng có căn cứ để làm thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cần nhận biết sự khác nhau giữa việc lập vi bằng và hoạt động công chứng | |
Hoạt động lập vi bằng giúp người dân bảo vệ mình trong các quan hệ dân sự | |
Vi bằng và những vấn đề cần lưu ý |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại