Kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn lực trong công tác PBGDPL
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội kiểm tra kết quả thực hiện Luật PBGDPL của huyện Gia Lâm |
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý Nhà nước
Theo đó, việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý Nhà nước về PBGDPL của phòng Tư pháp huyện Gia Lâm hiện có 5 cán bộ, công chức gồm: 1 Trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng và 3 chuyên viên. Tất cả đều có trình độ ĐH và trên ĐH (2 Thạc sĩ). Trong đó, Phó Trưởng phòng phụ trách được phân công theo dõi về công tác PBGDPL và 1 chuyên viên giúp theo dõi, quản lý về công tác PBGDPL trên địa bàn huyện.
Tại UBND cấp xã, hiện tại có 22 xã, thị trấn, có 32 công chức Tư pháp - Hộ tịch. Các xã đều phân công 1 công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu giúp UBND và Chủ tịch UBND theo dõi, quản lý công tác PBGDPL trên địa bàn xã.
Việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật: Thời gian qua, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã được củng cố, kiện toàn theo quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
Hiện đội ngũ báo cáo viên pháp luật của huyện có 29 người là cán bộ, công chức các phòng, ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và các ngành, đoàn thể, cơ quan phối quản trên địa bàn huyện. Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã hiện có 226 người.
Hàng năm, phòng Tư pháp huyện tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn thực hiện kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật theo quy định. Tham mưu tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về PBGDPL, hòa giải cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn, hòa giải viên và tuyên truyền viên pháp luật xã, thị trấn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình hoạt động đội ngũ báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật chưa được kiện toàn thường xuyên hàng năm, một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa trực tiếp tham gia PBGDPL, hoạt động hiệu quả chưa cao.
Cùng với đó, tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý Nhà nước về PBGDPL tại cấp huyện và cấp xã còn thiếu (phòng Tư pháp phân công 1 công chức kiêm nhiệm theo dõi, quản lý về công tác PBGDPL trên địa bàn huyện; UBND cấp xã phân công 1 công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm theo dõi, quản lý công tác PBGDPL tại cấp xã) các công chức này đều được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về Hộ tịch và nhiều nhiệm vụ khác liên quan. Vì vậy, việc tham mưu thực hiện công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL có lúc còn hạn chế, chưa được kịp thời.
Huy động nguồn lực xã hội cho công tác PBGDPL
Xã hội hóa chủ thể thực hiện công tác PBGDPL: Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các chủ thể tham gia công tác PBGDPL như: Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên với các mô hình:
“Nhóm nòng cốt tuyên truyền PBGDPL” của Mặt trận Tổ quốc; Nhóm “Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật” của Hội Liên hiệp phụ nữ; CLB “Nông dân với pháp luật” của Hội Nông dân; các CLB “Phụ nữ với pháp luật”, “Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em”, “Phụ nữ với an toàn giao thông”, “Những bà mẹ không sinh con thứ 3”, “Nuôi dạy con tốt”; “Hạnh phúc gia đình” của Hội Liên hiệp phụ nữ.
Đội thanh niên tình nguyện thắp sáng niềm tin tại các cơ sở đoàn xã, thị trấn, các CLB “Nữ thanh niên với pháp luật”, “Thanh niên với pháp luật” của Đoàn Thanh niên. Các CLB “B93” do Hội Cựu chiến binh theo dõi, quản lý. Các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các DN.
Xã hội hóa đội ngũ những người làm công tác PBGDPL: Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của các tổ chức, đoàn thể: Liên đoàn Lao động, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh hiện có 285 đồng chí, đã tích cực phối hợp tham gia công tác PBGDPL có hiệu quả.
Đội ngũ hòa giải viên cơ sở, toàn huyện có 168 tổ hòa giải với 1.136 hòa giải viên, đã tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL gắn với công tác hòa giải cơ sở đạt hiệu quả.
Xã hội hóa việc hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác PBGDPL: Việc vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí cho công tác PBGDPL ở cấp huyện chưa thực hiện được; các xã thị trấn có tổ chức vận động nhưng số kinh phí vận động được không đáng kể.
Nguồn kinh phí cho công tác PBGDPL của cấp xã và cấp huyện còn hạn chế, nhất là các xã chưa tự cân đối được ngân sách nên việc bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL gặp nhiều khó khăn; chưa thực hiện được việc bố trí kinh phí riêng cho thực hiện các chương trình đề án PBGDPL.
Theo lãnh đạo UBND huyện, dù vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn. Song, sau 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thời gian tới, huyện tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác này để đạt hiệu quả tốt hơn nữa.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại