Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đình đám bị chỉ đích danh vi phạm luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTại huyện Lương Sơn, Hòa Bình không ít dự án bất động sản chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, chưa đủ cơ sở pháp lý vẫn tự ý xây dựng công trình và rao bán. Ảnh: K.H |
Cần tỉnh táo với các bất động sản chưa đủ điều kiện kinh doanh
Mới đây, Sở Xây dựng Hòa Bình công bố danh sách 8 dự án bất động sản không có trên địa bàn, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, chưa đủ cơ sở pháp lý, không đủ điều kiện huy động vốn và kinh doanh bất động sản, cụ thể gồm: Dự án Green Oasis Hòa Bình - Huyện Lương Sơn; Dự án Beverly Hill - Huyện Lương Sơn; Dự án Vịt Cổ Xanh Ecologe Việt Pháp - Huyện Lương Sơn; Dự án; Mountain Villa – Huyện Lương Sơn; Dự án Sun Legend Villa – Đà Bắc Ecolodge - Huyện Đà Bắc; Dự án Kai Village Resort - Cầu Mè, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình; Dự án Ohara Villas &Resort - Xã Mông Hóa, TP Hòa Bình; Dự án The; Moon Village - Xã Yên Quang, TP Hòa Bình
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình cũng công khai 25 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án, cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản.
Trong 25 dự án này có tới 03 dự án do tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư bao gồm: Khu dân cư nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám, xóm Miều, xã Trung Minh, TP Hòa Bình; Khu đô thị mới Hòa Bình - Geleximco tại phường Thịnh Lang và phường Tân Hòa, TP Hòa Bình; Khu đô thị sinh thái Trung Minh- Geleximco tại xã Trung Minh, TP Hòa Bình.
Ngoài ra, Tập đoàn IUC cũng có 02 dự án trong danh sách trên bao gồm: Khu nhà ở nghỉ dưỡng và dịch vụ tổng hợp tại Tiểu khu 1 và Tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, và Khu dân cư tại Tiểu khu I, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn.
Sở Xây dựng Hòa Bình khuyến cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án hạ tầng khu nhà ở và dự án đầu tư phát triển đô thị để đáp ứng nhu cầu về ở cho người dân tỉnh và vùng lân cận. Để tránh những rủi ro trong giao dịch và đảm bảo minh bạch và đảm bảo phát triển lành mạnh ổn định của thị trường bất động sản, không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân huy động vốn, bán sản phẩm bất động sản trái quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh, người dân không tham gia giao dịch đối với các bất động sản chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Xây lấn vào đất rừng phòng hộ
Cùng với Sở Xây dựng, Thanh tra Nhà nước tỉnh Hòa Bình vừa công bố 10 dự án trồng rừng với gần 1.800 ha trên địa bàn vi phạm pháp luật, lấn vào đất ở, đất rừng phòng hộ, đất đã giao cho các hộ dân… Cụ thể, Dự án trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tại xã Tân Minh (huyện Đà Bắc) do Cty CP Phú Thịnh thực hiện còn chậm triển khai thực hiện các nội dung đầu tư đã được phê duyệt tại các xóm: Mít, Diều Bồ, Ênh, Tát, Diều Luông. Nguyên nhân một phần do UBND tỉnh giao chồng lấn vào đất rừng theo Nghị định 02 ngày 15-1-1994 của Chính phủ và Quyết định số 672 ngày 28-4-2006 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích khoảng 438,5ha…
Dự án trồng và phát triển rừng tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong) và xã Mỹ Hòa, xã Quy Hậu (nay sáp nhập về thị trấn Mãn Đức), huyện Tân Lạc do Công ty Cổ phần Lâm Quế thực hiện đang chồng lấn vào đất ở khoảng gần 5.000m2, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và việc bao chiếm của các hộ dân khu vực…
Đáng chú ý, Cty TNHH MTV D&G Hòa Bình được nhắc đến với nhiều dự án trồng rừng tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong đều chậm triển khai, tranh chấp đất. Cụ thể, tại huyện Đà Bắc, Cty này tiến hành dự án trồng rừng nguyên liệu ở các xã Trung Thành, Mường Chiềng, Tân Minh nhưng chậm triển khai dự án theo nội dung đầu tư tại hai xã Trung Thành, Mường Chiềng và một số xóm tại xã Tân Minh. Nguyên nhân do một phần diện tích dự án đã giao cho Cty chồng lấn vào đất rừng của dân theo Nghị định 02/NĐ-CP với diện tích khoảng 748,75ha.
Tại dự án trồng rừng nguyên liệu tại 10 xã thuộc huyện Cao Phong cũng do Công ty D&G Hòa Bình làm chủ đầu tư, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ký hợp đồng thuê tại xã Bắc Phong, do có tranh chấp với Cty CP Thủy điện Văn Hồng xây dựng thủy điện Suối Tráng với diện tích đất được giao 570,44ha.
Thanh tra tỉnh cũng nêu tên một loạt dự án sử dụng đất sai mục đích, xây dựng khi chưa có phép, trong số này phải kể đến Dự án trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và khai thác du lịch sinh thái Thác Thăng Thiên tại xóm xã Mông Hóa, TP Hòa Bình do Cty TNHH thương mại và du lịch Thành Thắng (nay là Cty CP thương mại và Du lịch Thành Thắng) thực hiện, đã xây dựng các hạng mục hạ tầng trên đất khi chưa có giấy phép xây dựng; ranh giới đất đã được giao có một phần chồng lấn vào ranh giới đất Vườn quốc gia Ba Vì diện tích khoảng 36,12ha thuộc quy hoạch đất rừng đặc dụng.
Dự án Trồng rừng nguyên liệu giấy tại xóm Hào Phong, xã Lý Hào (nay là xã Tú Lý), huyện Đà Bắc do Cty CP thương mại Lương Sơn thực còn khoảng 91ha của 17 hộ dân đang trồng cây nông, lâm nghiệp, chủ đầu tư chưa thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ với phần diện tích trên.
Trong Kết luận, Thanh tra tỉnh yêu cầu Sở TN&MT, UBND các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân (nếu đến mức xem xét kỷ luật thì xem xét xử lý theo thẩm quyền) đối với các khuyết điểm, thiếu sót, tồn tại trong việc tham mưu cho UBND tỉnh cấp khoảng 1.792ha đất cho các công ty nhưng chồng lấn vào đất ở, đất rừng phòng hộ, đất đã giao cho các hộ dân theo Nghị định số 02 năm 1994 của Chính phủ, đất của Cty Lâm nghiệp Hòa Bình...
Sở Xây dựng Hòa Bình đề nghị các tổ chức, cá nhân có bằng chứng về việc ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán sản phẩm dự án giữa khách hàng và chủ đầu tư khi không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật cung cấp về Sở Xây dựng hoặc các cơ quan có liên quan (CA tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, TP nơi có dự án rao bán) để xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại