Chủ nhật 24/11/2024 03:03

Hà Nội: Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sở Công Thương Hà Nội vừa có Văn bản số 4805/SCT-QLTM gửi đến các DN đầu mối và thương nhân phân phối hoạt động kinh doanh xăng dầu; các DN bán lẻ xăng dầu đang có hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
Sở Công Thương đã đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp thực hiện thông tin thường xuyên về kết quả kiểm tra, giám sát việc bán xăng dầu và kết quả xử lý vi phạm (nếu có) tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP
Sở Công Thương đã đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp thực hiện thông tin thường xuyên về kết quả kiểm tra, giám sát việc bán xăng dầu và kết quả xử lý vi phạm (nếu có) tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu tại địa phương. Đối với DN đầu mối và thương nhân phân phối hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội, Sở Công Thương yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Văn bản số 6192/BCT-TTTN ngày 7/10/2022. Các DN đầu mối có trách nhiệm đảm bảo nguồn hàng cho hệ thống xăng dầu trên địa bàn Hà Nội (gồm các cửa hàng bán lẻ trực thuộc và thương nhân đại lý, thương nhân nhượng quyền thương mại), đảm bảo cung cấp hàng đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng đã ký với các thương nhân phân phối.

Sở Công Thương Hà Nội cũng yêu cầu các DN đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn Hà Nội phải chịu trách nhiệm đối với các trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống đóng cửa không bán hàng hoặc bán hàng hạn chế do thiếu hàng hoặc do chiết khấu quá thấp, không đủ bù đắp chi phí, DN bán lẻ chịu lỗ trong thời gian dài.

Nếu có bất kỳ đề xuất kiến nghị, giải pháp, đề nghị các DN gửi văn bản về Sở Công Thương, Bộ Công Thương để kịp thời tháo gỡ. Cùng với đó, Sở sẽ tổng hợp danh sách các DN đầu mối, thương nhân phân phối có cửa hàng thuộc hệ thống phân phối ngừng bán hàng do thiếu hàng hoặc do chiết khấu quá thấp, không đủ bù đắp, để báo cáo Chính phủ, Bộ Công thương đề nghị thanh kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp giảm chiết khấu bất hợp lý hoặc không cung cấp đủ hàng cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gây bất ổn thị trường.

Đối với các DN bán lẻ xăng dầu, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, không được có hành vi đầu cơ, găm hàng, đóng cửa không bán hàng không có lý do và chưa được sự chấp thuận của cơ quan này.

Trong trường hợp DN bán lẻ có khó khăn về nguồn hàng, Sở Công Thương đề nghị DN có văn bản yêu cầu thương nhân cung cấp xăng dầu cân đối, đáp ứng số lượng hàng, thời gian theo hợp đồng đã ký. Nếu không được giải quyết, đề nghị gửi văn bản về Bộ Công Thương, Sở Công Thương để giải quyết.

Sở Công Thương Hà Nội cho biết sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các xăng dầu trên địa bàn, xử lý các DN bán lẻ xăng dầu nếu có vi phạm.

Cùng với đó, cơ quan này sẽ tổng hợp danh sách các DN đầu mối, thương nhân phân phối có cửa hàng thuộc hệ thống phân phối ngừng bán hàng do thiếu hàng hoặc do chiết khấu quá thấp, không đủ bù đắp, để báo cáo Chính phủ, Bộ Công thương đề nghị thanh kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp giảm chiết khấu bất hợp lý hoặc không cung cấp đủ hàng cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gây bất ổn thị trường.

Các đơn vị phải báo cáo là DN đầu mối kinh doanh xăng dầu, DN thành viên thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Tổng Cty Xăng dầu Việt Nam (PVOIL) gồm: Tổng Cty xăng dầu Quân đội; Cty CP hóa dầu Quân đội; Cty xăng dầu Hà Sơn Bình; Cty CP xăng dầu khí Hà Nội.

Sở Công Thương Hà Nội cũng gửi mẫu yêu cầu các DN báo cáo chi tiết về sản lượng dự kiến xăng dầu sẽ cung ứng cho thị trường Hà Nội trong quý 4 năm nay và quý 1 năm 2023. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đóng cửa, ngừng hoạt động khi không có lý do và chưa được sự chấp thuận của Sở Công Thương Hà Nội. Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các DN phải gửi báo cáo quý 4 năm 2022 về Sở trước ngày 25/10, báo cáo quý 1 năm 2023 trước ngày 25/12/2022.

Sở Công Thương Hà Nội cũng có văn bản gửi Cục Quản lý thị trường Hà Nội về phối hợp thông tin kiểm tra, giám sát các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP. Theo đó, nhằm giám sát chặt chẽ việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, đảm bảo không bị gián đoạn, Sở Công Thương đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp thực hiện thông tin thường xuyên về kết quả kiểm tra, giám sát việc bán xăng dầu và kết quả xử lý vi phạm (nếu có) tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP, gửi Sở Công Thương trước 12h hàng ngày. Trên cơ sở đó, Sở Công Thương kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương, UBND TP về đề xuất các giải pháp đảm bảo cung cầu thị trường.
Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu
Nhiều cây xăng hết hàng, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo khẩn
Kiến nghị liên quan đến bất cập trong kinh doanh xăng dầu
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động