Hà Nội ban hành khung chỉ số cải cách hành chính cấp xã
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐội ngũ cán bộ tư pháp tại bộ phận một cửa Sở Tư pháp Hà Nội giải quyết TTHC cho công dân. |
Theo kế hoạch, khung chỉ số cải cách hành chính cấp xã được cấu trúc thành 7 nội dung đánh giá gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành; tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; nâng cao chất lượng đội ngũ; quản lý tài chính; hiện đại hóa hành chính; tác động đến phát triển kinh tế - xã hội.
Chỉ số cải cách hành chính cấp xã được đánh giá thông qua thẩm định điểm tự chấm và thông qua điều tra xã hội học. Trong đó, điều tra xã hội học được khuyến khích thực hiện, không bắt buộc. Kết quả chỉ số được xác định bằng tổng điểm thẩm định và điểm điều tra xã hội học, quy đổi về thang điểm 100, đơn vị tính là %. Trong trường hợp không tổ chức điều tra xã hội học, kết quả thẩm định điểm tự chấm là kết quả chỉ số, được quy đổi về thang điểm 100, đơn vị tính là %.
Về đánh giá thông qua thẩm định điểm tự chấm, căn cứ khung chỉ số cải cách hành chính cấp xã và đặc thù, nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính của địa phương, UBND cấp huyện có thể bổ sung tiêu chí thành phần vào các tiêu chí quy định trong khung chỉ số. Tổng điểm đối với điểm thẩm định cho 7 nội dung đánh giá là 70 điểm. Căn cứ điểm tối đa của các nội dung và tiêu chí trong khung chỉ số cải cách hành chính cấp xã, UBND cấp huyện quy định điểm tối đa của từng tiêu chí thành phần.
Đối với đánh giá thông qua điều tra xã hội học, điểm điều tra xã hội học được khuyến khích thực hiện. Tùy điều kiện, nguồn lực của đơn vị, UBND cấp huyện xây dựng phương án, quy mô điều tra phù hợp.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại