Chủ nhật 24/11/2024 05:43

Đề xuất tăng giá điện của EVN đang được Bộ Công thương xem xét

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Công thương cho rằng mức tăng giá điện thế nào cần phải trên cơ sở thực tế để đề xuất các cấp có thẩm quyền.
Đề xuất tăng giá điện của EVN đang được Bộ Công thương xem xét
EVN đã trình đề xuất tăng giá điện và đang được Bộ Công thương xem xét (ảnh minh họa)

Bên lề họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11 diễn ra vào chiều 1/12, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương đang cùng các bộ, ngành rà soát theo đề xuất tăng giá điện của EVN, thực hiện theo đúng quyết định 24, chỉ đạo của Thủ tướng và các cấp có thẩm quyền.

Hiện nay giá nhiên liệu (than, dầu, khí) đầu vào sản xuất điện cả Việt Nam và trên thế giới tăng khá cao, theo đó sẽ ảnh hưởng đến giá thành điện. Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, đơn vị này lỗ khoảng 16.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay và ước tính cả năm lỗ hơn 31.000 tỷ.

Căn cứ diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công thương phê duyệt từ đầu năm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.

Tuy vậy, tập đoàn này cho biết đã tiết giảm nhiều chi phí sản xuất, kinh doanh, tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức các công ty, tối ưu vận hành hệ thống điện, điều phối mua nguyên liệu từ nguồn giá rẻ... nên EVN đã cố gắng để giảm lỗ nêu trên khoảng 33.445 tỷ đồng, tác động làm giảm chi phí.

Dù vậy, EVN cho biết các giải pháp cũng không thể bù đắp được các chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn. Kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022 của công ty mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo các cơ quan liên quan, việc tăng giá điện vẫn cần cẩn trọng, tăng ở mức nào các bộ, ngành phải rà soát theo đúng thực tế, sau đó đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Việc tăng giá lúc này vô cùng nhạy cảm khi lạm phát đang có xu hướng tăng cao; nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do chi phí tăng cao trong khi đơn hàng bị cắt giảm mạnh. Người dân và doanh nghiệp mới bước ra khỏi đại dịch và mới dần có những sự hồi phục cơ bản, nếu tăng giá ở thời điểm này sẽ rất dễ xảy ra tranh cãi.

Hiện, giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT) duy trì từ tháng 3/2019 đến nay. Cuối tháng 9, Phó tổng giám đốc EVN cũng từng đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện kịp thời theo đúng quy định của Quyết định 24/2017 của Thủ tướng.

Chậm tiến độ, chưa đủ cơ sở xem xét việc bổ sung quy hoạch ngành điện
Bộ Công Thương đề xuất phương án mới tính giá điện sinh hoạt
Đề xuất mức giá điện ưu tiên cho khách hàng sử dụng xe điện
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động