Thứ hai 25/11/2024 06:07

Để Luật Hòa giải cơ sở đi vào cuộc sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ khi triển khai Luật Hòa giải cơ sở và thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” tại Hà Nội, tỷ lệ hòa giải thành ngày càng cao, góp phần giảm thiểu tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp.
Nhờ chú trọng, quan tâm đến công tác hòa giải cơ sở, phường Giang Biên, quận Long Biên là một trong những đơn vị làm tốt công tác Luật Hòa giải cơ sở
Nhờ chú trọng, quan tâm đến công tác hòa giải cơ sở, phường Giang Biên, quận Long Biên là một trong những đơn vị làm tốt công tác Luật Hòa giải cơ sở

Số vụ phát sinh mâu thuẫn giảm dần

Theo bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp TP Hà Nội, từ khi triển khai Luật Hòa giải đến trước khi triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” theo Chỉ thị 11-CT/TU, số vụ việc phát sinh hàng năm như sau: Năm 2014: 9.843 vụ, năm 2015: 10.026 vụ, năm 2016: 7.557 vụ, năm 2017: 8.218 vụ; trung bình mỗi năm phát sinh 8.911vụ.

Giai đoạn sau khi triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” theo Chỉ thị 11-Ct/TU trên toàn địa bàn TP (từ 2018 đến nay) số vụ việc phát sinh hàng năm như sau: Năm 2018 phát sinh 6.642 vụ, năm 2019: 5.063 vụ, năm 2020: 5.614 vụ; 10 tháng đầu năm 2021 phát sinh 3.071 vụ; trung bình 5.319 vụ/năm. Như vậy, so với giai đoạn trước khi có Chỉ thị 11-CT/TU, số vụ phát sinh mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư giảm khoảng 3.592 vụ/năm và có xu hướng giảm dần qua từng năm.

Có thể thấy, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội đến nay đã đi vào nền nếp, bài bản, có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, các tổ chức chính trị- xã hội các cấp. Vị trí, vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở ngày càng được khẳng định và được Nhân dân ghi nhận.

Thời gian qua, ngành Tư pháp gặp nhiều khó khăn do sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, để bảo đảm hiệu quả, chất lượng của công tác hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp Hà Nội và các địa phương đã chủ động thay đổi phương pháp nhằm thích ứng tình hình mới và bảo đảm mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

Toàn TP có 4.925 tổ hòa giải với 32.234 hòa giải viên. Tại các quận, huyện: Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên, Thanh Trì, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Đống Đa tỷ lệ hòa giải thành rất cao, đạt trên 90%.

PGĐ Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP, khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải cơ sở trong việc góp phần hạn chế tranh chấp dân sự, củng cố tình làng, nghĩa xóm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, giảm các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và Nhân dân, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác hòa giải đối với đời sống xã hội nên thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Qua nhiều lần khảo sát, kiểm tra từ các tổ, nhóm hòa giải cơ sở ở tất cả các địa phương trong TP, vấn đề được nghe các hòa giải viên cơ sở ý kiến nhiều nhất chính là mức chi hỗ trợ đã không còn phù hợp bởi chỉ tính chi phí mời đến họp, tổ chức buổi hòa giải như: Nước uống, in tài liệu, giấy bút… tiêu tốn không ít tiền.

Sớm thay đổi mức chi để khích lệ hòa giải viên

Liên quan đến chất lượng cán bộ hòa giải ở cơ sở, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Đàm Văn Huân nêu quan điểm, cần kịp thời bổ sung, kiện toàn hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải, huy động được các luật sư, luật gia, những người có kiến thức pháp luật đã nghỉ hưu, đủ tiêu chuẩn tham gia làm hòa giải viên tại địa bàn sinh sống hoặc hỗ trợ, giúp đỡ hòa giải viên thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Đồng thời, cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở, trước hết là sửa đổi Luật Hòa giải ở cơ sở và nâng cao sự quan tâm của cấp ủy, nguồn lực cho công tác hòa giải.

Dẫn thực tế việc chọn địa phương xảy ra nhiều tranh chấp nhất để tổ chức tập huấn cho các hòa giải viên và hiện nay đạt được kết quả cao về hòa giải thành, Trưởng phòng Tư pháp quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Văn Chiến cho rằng, để thực hiện tốt công tác hòa giải cần sự lãnh đạo của Đảng. Song song với đó, hòa giải viên cần được tập huấn bởi hòa giải viên vừa tham gia hòa giải nhưng cũng là tuyên truyền viên pháp luật.

Năm 2022 là năm kết thúc thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”, PGĐ Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, TP Hà Nội sẽ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án và triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn và triển khai xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trong giai đoạn tiếp theo trên địa bàn TP”.

Tiếp thu ý kiến của các quận, huyện, thị xã, các đoàn thể chính trị - xã hội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP đã đề nghị Thành ủy sớm ban hành chỉ thị thay thế Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 25-11-2016 của Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ Nhân dân ngay tại cơ sở”.

Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP cũng kiến nghị Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Tài chính sớm sửa đổi một số mức chi trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở để động viên, khích lệ hòa giải viên hơn nữa.
Người dân hiểu về Luật Đất đai nhiều hơn sau khi được hòa giải
Bí quyết hòa giải thành công là kết nối được đa chiều
Tổ trưởng tổ hòa giải nhiệt tình kết hợp dân vận khéo
Quận Ba Đình: Công tác hòa giải đã xử lý sớm, dứt điểm các mâu thuẫn phát sinh tại cơ sở
Vai trò của công tác hòa giải trong phòng chống bạo lực gia đình
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động