Chủ nhật 24/11/2024 22:58

Có thể truy cứu trách nhiệm người cùng nhậu với tài xế gây tai nạn chết người?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vụ tai nạn giao thông tại Bắc Giang giữa tài xế xe Audi có sử dụng rượu bia khiến 3 người ngồi trên xe máy tử vong thương tâm. Nhiều ý kiến bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc và đề nghị nên truy cứu cả trách nhiệm của những người cùng nhậu với tài xế này.
Có thể truy cứu trách nhiệm người cùng nhậu với tài xế gây tai nạn chết người?
Sau vụ tai nạn, kết quả kiểm tra cho thấy tài xế có nồng độ cồn vượt ngưỡng nhiều lần (ảnh TL)

Liên quan đến ý kiến này, ThS. Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Bộ Y tế cho rằng: Việc xử lý người uống cùng, nhậu cùng người gây tai nạn (có sử dụng rượu bia) khó vì không có cơ chế để xác định rõ ràng.

Trường hợp ép uống rượu bia là điều cấm trong Luật Phòng chống tác hại rượu bia thì hoàn toàn có thể xử phạt vi phạm hành chính nếu chứng minh được. Còn những trường hợp không phải ép buộc mà họ tự nguyện ngồi uống với nhau thì rất khó xác định, nó phụ thuộc ý thức chủ quan của người sử dụng rượu bia.

Khi đã sử dụng rượu bia mà họ cố tình lái xe thì đấy là lỗi thuộc về người uống lái xe, còn những người khác khó xác định trách nhiệm, trừ trường hợp biết người đấy vẫn lái mà vẫn ép nhưng cũng chỉ xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 117.

"Chỉ có cách nâng cao tuyên truyền trách nhiệm của những người sử dụng rượu bia: Đã sử dụng không nên lái xe. Những người xung quanh thấy sử dụng rượu bia mà vẫn lái xe thì khuyên bảo họ không nên lái xe sau khi đã uống hoặc hỗ trợ sử dụng phương tiện công cộng để về chứ khó xử lý những người xung quanh", bà Trang phân tích.

Tuy nhiên, theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, với các trường hợp sử dụng rượu bia khi lái xe cần tăng nặng mức xử phạt là điều nên làm-đặc biệt ở vụ việc gây tai nạn chết người ở Bắc Giang để tăng tính răn đe.

"Một số nước thậm chí chưa gây hậu quả mà lái xe có nồng độ cồn cao như thế thì đã xử lý hình sự rồi. Trong khi Việt Nam hầu như mới dừng ở mức khi lái xe sử dụng rượu bia gây tai nạn thì mới xử lý hình sự. So với pháp luật, một số nước luật pháp của họ mạnh mẽ hơn mình rất nhiều", bà Trang cho biết.

Trước tình trạng vẫn còn nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia, để tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại rượu, bia cũng như xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng: Cần có sự vào cuộc từ nhiều phía, trước hết nâng cao trách nhiệm tăng cường kiểm tra xử lý của người thực thi. Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có quy định chủ cơ sở bán rượu, bia có trách nhiệm hỗ trợ người sau khi sử dụng rượu bia để họ sử dụng phương tiện công cộng-nhắc họ hoặc hỗ trợ họ để họ không lái xe về sau khi sử dụng rượu bia. Thì đầu tiên chủ cơ sở bán rượu, bia cần thực hiện trách nhiệm này.

Thứ hai là tăng cường kiểm tra việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa từ khi họ chưa gây tai nạn giao thông như thổi nồng độ cồn, nếu phát hiện ra thì ngăn chặn kịp thời.

Đồng thời đó mức xử phạt phải cao. Hiện nay mức phạt của Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính tương với người sử dụng rượu, bia tham gia giao thông tương đối nghiêm khắc... nhưng vấn đề xử lý hình sự chỉ sau khi gây ra tai nạn, hậu quả rồi mới xử lý thì không đảm bảo tính răn đe.

"Vì thế phải tăng các trường hợp xử lý hình sự với người sử dụng rượu, bia khi họ chưa gây tai nạn giao thông, chưa gây hậu quả đã phải có xử phạt. Đấy là cái sẽ góp phần làm họ có ý thức tuân thủ cao hơn việc họ nghĩ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu chưa gây tai nạn giao thông", ThS. Trần Thị Trang nhấn mạnh.

Hồi 23h32 ngày 2/6/2022, tại ngã tư Hùng Vương-Hoàng Văn Thụ, thuộc tổ 2, phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng giữa xe ô tô Audi BKS 98A-499.44 với xe máy do anh N.M.H, sinh năm 1974 ở TP Bắc Giang. Vụ tai nạn giao thông khiến anh H, cùng vợ, con (ngồi sau xe máy) tử vong tại chỗ.

Cơ quan điều tra đã bắt giữ khẩn cấp tài xế ô tô Nguyễn Đức Thịnh và kiểm tra nồng độ cồn cho thấy tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,604mg/lít khí thở. Đây là mức vi phạm rất nặng, bởi chỉ cần vi phạm ở mức 0,4 mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện đã có thể bị phạt ở mức kịch khung, với mức phạt tiền từ 30- 40 triệu đồng, tước bằng lái từ 22- 24 tháng.

Ngay sau vụ tai nạn trên, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ban hành Công điện số 488/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; gương mẫu thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe, có biện pháp xử lý nghiêm đối với cá nhân, tập thể vi phạm.

Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất ma túy.

Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ, Sở Y tế và cơ quan chức năng của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

2 xe khách va chạm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 6 người thương vong 2 xe khách va chạm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 6 người thương vong
Ô tô con chui gầm xe container, 4 người thương vong Ô tô con chui gầm xe container, 4 người thương vong
Rượu bia là thủ phạm gây nên 30 loại bệnh không lây nhiễm Rượu bia là thủ phạm gây nên 30 loại bệnh không lây nhiễm
Phòng chống tác hại của rượu bia: Một chính sách tốt có thể cứu sống hàng vạn người Phòng chống tác hại của rượu bia: Một chính sách tốt có thể cứu sống hàng vạn người
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới
Từ 15-11: Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt Từ 15-11: Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt
'Thiếu gia' lái xe Audi vượt đèn đỏ, kéo lê bé gái 27m

Trước cổng Trường tiểu học Dabaiyang ở thành phố Xi’an (Trung Quốc), một nữ sinh tiếu học đã bị chiếc xe Audi màu đen đâm, ...

Lái xe Audi tông chết 3 người ở Bắc Giang: Có thể đối diện mức phạt từ 7 đến 15 năm? Lái xe Audi tông chết 3 người ở Bắc Giang: Có thể đối diện mức phạt từ 7 đến 15 năm?

Luật sư cho biết, hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông gây tai nạn sẽ là tình tiết định khung ...

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới

So với thế giới, mức tiêu thụ rượu bia, tỷ lệ sử dụng rượu bia, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở mức có hại ...

Từ 15-11: Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt Từ 15-11: Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt

Đây là thông tin được ông Trần Ngọc Duy, chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết tại hội nghị triển khai các ...

Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động