Thứ hai 25/11/2024 16:43

Chủ động truyền thông các dự kiến chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thường trực Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật. Việc trình các dự án luật, đề nghị xây dựng luật phải bảo đảm đúng quy định và tiến độ. Đồng thời, phải chủ động truyền thông các dự kiến chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng chính sách.
Chủ động truyền thông các dự kiến chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội
Chủ động truyền thông các dự kiến chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 239/TB-VPCP ngày 9/8/2022 kết luận của Thường trực Chính phủ về việc trình các dự án luật, đề nghị xây dựng luật.

Thông báo nêu rõ: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng thể chế, từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ đã tổ chức 04 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ đạo về công tác xây dựng thể chế, pháp luật.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật của Bộ, cơ quan ngang bộ; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, bảo đảm đúng tiến độ được Thủ tướng Chính phủ giao; bám sát các vấn đề thực tiễn phát sinh, tham vấn rộng rãi ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội và các cơ quan liên quan, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; chủ động truyền thông các dự kiến chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022.

Các Bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan triển khai kế hoạch xây dựng dự án luật, đề nghị xây dựng luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 39/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/6/2022 ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm tiến độ theo đúng Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Việc trình các dự án luật, đề nghị xây dựng luật phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng, trình các dự án luật; chủ động tham mưu nội dung và đề xuất Chính phủ tổ chức các Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì lập đề nghị xây dựng luật; chuẩn bị dự thảo văn bản thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, sớm chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp thẩm định theo đúng quy định.

- Bộ Tư pháp tiếp tục nâng cao, đảm bảo chất lượng công tác thẩm định dự án luật theo quy định tại Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong công tác thẩm định, cử đại diện có trách nhiệm, năng lực tham gia Hội đồng thẩm định.

- Cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 59 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế làm việc của Chính phủ, trình Thường trực Chính phủ, Chính phủ.

- Văn phòng Chính phủ phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo xác định vấn đề khác nhau cần xin ý kiến Thành viên Chính phủ báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách xem xét, quyết định; đồng thời Văn phòng Chính phủ báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách cho ý kiến chỉ đạo về nội dung dự án luật.

- Trường hợp còn có ý kiến khác nhau, cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 Quy chế làm việc của Chính phủ; Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo họp với các bộ, cơ quan liên quan về các vấn đề còn ý kiến khác nhau để thống nhất ý kiến trước khi trình Chính phủ, xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 60 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bộ Tư pháp báo cáo về kết quả tiếp thu ý kiến thẩm định, Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến thẩm tra, báo cáo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ.

- Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ; cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến Thường trực Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ.

- Bộ Tư pháp báo cáo về kết quả tiếp thu ý kiến thẩm định và tiếp thu ý kiến của Thường trực Chính phủ; Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến thẩm tra báo cáo tại Phiên họp Chính phủ.

- Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị quyết Phiên họp Chính phủ, xin ý kiến Thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị quyết, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định.

- Cơ quan chủ trì soạn thảo, các bộ, cơ quan tham dự đầy đủ các cuộc họp Thường trực Chính phủ, họp Chính phủ; bảo đảm đúng yêu cầu về hình thức, nội dung hồ sơ trình; gửi tài liệu họp Chính phủ, Thường trực Chính phủ chậm nhất trước khi họp 03 ngày làm việc theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ. Văn phòng Chính phủ chủ động phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các bộ cơ quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu gửi cho đại biểu dự họp theo đúng quy định.

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ; thống kê các dự án luật chậm tiến độ, không thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục, không bảo đảm chất lượng và đề xuất biện pháp xử lý, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thường trực Chính phủ yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Bộ Tư pháp đẩy nhanh tiến độ thẩm định, Văn phòng Chính phủ chuẩn bị Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật trong tháng 8/2022.

Quy định mới về quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 8
Hà Nội xây dựng, đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở báo cáo T.Ư có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, bước vào tuần làm việc cuối cùng từ ngày 25/11 đến 30/11 với lịch trình dày đặc các hoạt động thảo luận, biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến luật pháp, nhân sự và chính sách phát triển quốc gia.
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động