Thứ hai 25/11/2024 11:50
Tác động tích cực từ việc xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Hà Nội

Bài 1: Quy định mới tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngay từ đầu năm 2022, các quận trên địa bàn TP Hà Nội đều chủ động ban hành kế hoạch xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bài 1: Quy định mới tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất
Trước đó, rất nhiều hội thảo đã tổ chức nhằm trao đổi, tiếp thu các ý kiến để làm rõ hơn, sâu sắc hơn các nội dung của dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Bởi đã xác định việc tổ chức đánh giá, công nhận và xây dựng phường đạt chuẩn tiếp xận pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các hình thức tuyên truyền, tiếp cận thông tin pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở. Đồng thời xây dựng các kế hoạch bám sát với các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của quận và của TP; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và Nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Quy định mới về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg gồm có 8 Điều (giảm 2 Điều so với Quyết định số 619/2017/QĐ-TTg) và có những điểm mới so với Quyết định số 619/QĐ-TTg có một số điểm đáng chú ý.

Về tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo 5 tiêu chí với 20 chỉ tiêu thành phần, cụ thể: Tiêu chí 1: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn (2 chỉ tiêu); Tiêu chí 2: Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật (6 chỉ tiêu); Tiêu chí 3: Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý (3 chỉ tiêu); Tiêu chí 4: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (5 chỉ tiêu); Tiêu chí 5: Tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (4 chỉ tiêu). Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là 100 điểm.

So với Quyết định số 619/QĐ-TTg, Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đã giảm 5 tiêu chí, đồng thời các chỉ tiêu thành phần được chỉnh sửa theo hướng chú trọng tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi công vụ và chấp hành pháp luật, đảm bảo an toàn về an ninh, trật tự… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc tiếp cận pháp luật và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Về điều kiện công nhận xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện: Tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên; Tổng số điểm của từng tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên;

Trong năm đánh giá không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg cũng đã bỏ điều kiện về kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã được quy định tại Quyết định số 619/QĐ-TTg.

Về trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg tăng thêm thời hạn thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho cả cấp xã và cấp huyện, cụ thể: Đối với cấp xã thời hạn tự chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; niêm yết công khai kết quả tự chấm điểm, đánh giá; gửi hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) trước ngày 10/1 của năm liền kề sau năm đánh giá tức là tăng thêm 05 ngày so với thời hạn được quy định tại Quyết định số 619/QĐ-TTg.

Bảo đảm tính thực chất, hiệu quả của việc đánh giá

Ngày 15/11/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Qua đó tạo cơ sở pháp lý thực hiện đồng bộ, thống nhất, bảo đảm tính thực chất, hiệu quả của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thông tư hướng dẫn chi tiết các quy định tại khoản 6 Điều 3 và khoản 5 Điều 5 của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, bao gồm nội dung, điểm số và cách tính điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; quy trình, biểu mẫu, tài liệu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó tạo cơ sở pháp lý thực hiện đồng bộ, thống nhất, bảo đảm tính thực chất, hiệu quả của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thông tư có những điểm mới sau đây:

Thứ nhất, nội dung, điểm số và cách xác định điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu và các tài liệu phục vụ việc đánh giá được quy định tại Phụ lục I. Thông tư quy định việc chấm điểm, đánh giá cần dựa vào các tài liệu là những kết quả, sản phẩm đầu ra đạt được khi chính quyền và công chức cấp xã triển khai trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật. Các tài liệu này không làm phát sinh hồ sơ, nhiệm vụ mới cho chính quyền cấp xã, đây là điểm mới được quy định để khắc phục tính hình thức, hạn chế trong tổ chức đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP. Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu phục vụ việc đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu của chính quyền cấp xã, chỉ khi cần thiết thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, UBND cấp huyện có thể yêu cầu UBND cấp xã cung cấp các tài liệu cụ thể để phục vụ kiểm tra, thẩm định, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Bài 1: Quy định mới tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất
Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thứ hai, quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các biểu mẫu đánh giá được quy định cụ thể, rõ ràng, tạo thuận lợi cho cấp xã, cấp huyện tổ chức triển khai nhiệm vụ. Thông tư quy định các nhiệm vụ, công việc do UBND cấp xã thực hiện và nhiệm vụ, công việc do UBND cấp huyện thực hiện. Các biểu mẫu phục vụ việc chấm điểm, đánh giá và quản lý, theo dõi, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp.

Thứ ba, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm định, tư vấn để giúp Chủ tịch UBND cấp huyện việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tư vấn các sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả, xử lý hạn chế, tồn tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu. Số lượng thành viên Hội đồng do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định nhưng không quá 15 người.

Thứ tư, bên cạnh trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, Thông tư còn quy định chính quyền các cấp thực hiện báo cáo kết quả nhiệm vụ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương về Bộ Tư pháp trước ngày 20/2 của năm liền kề sau năm đánh giá. UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương về UBND cấp tỉnh trước ngày 15/2 của năm liền kề sau năm đánh giá. UBND cấp xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư tại địa phương; phân công các công chức chuyên môn theo dõi thường xuyên, chấm điểm, đánh giá từng tiêu chí, chỉ tiêu gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ của công chức.

(Còn nữa)

Xây dựng thói quen thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong lối sống
Công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với phát triển kinh tế xã hội
Nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị về chuẩn tiếp cận pháp luật
Tuyên truyền cho Nhân dân thấy rõ được lợi ích của xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long – Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào ban đêm xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường.
Lý do người phụ nữ ở Long Biên mất trắng gần 2 tỷ đồng

Lý do người phụ nữ ở Long Biên mất trắng gần 2 tỷ đồng

Thời gian qua, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo qua hình thức mạo danh ngân hàng để tuyển dụng nhân viên. Các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân tham gia trải nghiệm dự án của ngân hàng rồi dẫn dắt nạn nhân đầu tư để chiếm đoạt tiền.
Quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay và ngày càng trở nên tinh vi, khó đoán. Vậy, tội "Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản" sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động